Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Bạch cầu giảm trong khi mắc sốt xuất huyết: Nguyên nhân, cách xử lý

Không chỉ bị giảm tiểu cầu, người bệnh sốt xuất huyết còn có nguy cơ bị giảm bạch cầu. Tình trạng bạch cầu giảm trong sốt xuất huyết có thể khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân thêm suy yếu, từ đó làm tăng nguy cơ đồng mắc nhiều bệnh lý khác gây sụt giảm sức khỏe và tăng khả năng gặp phải biến chứng.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-19
Cập nhật ngày 2023-07-19
Nội dung chính
Sốt xuất huyết có làm giảm bạch cầu không?Tại sao bạch cầu lại giảm trong bệnh sốt xuất huyết?Bạch cầu giảm trong sốt xuất huyết có nguy hiểm không?Cách chẩn đoán tình trạng giảm bạch cầu trong sốt xuất huyếtPhương pháp "xử lý" tình trạng giảm bạch cầu khi bị sốt xuất huyết
Bạch cầu giảm trong khi mắc sốt xuất huyết: Nguyên nhân, cách xử lý

Vậy tại sao bạch cầu lại giảm trong bệnh sốt xuất huyết? Người bị sốt xuất huyết mà số lượng bạch cầu giảm thì có nguy hiểm không? Làm thế nào để tăng chỉ số bạch cầu trong sốt xuất huyết? Mời bạn hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm về những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Sốt xuất huyết có làm giảm bạch cầu không?

Khi nhắc đến sốt xuất huyết, nhiều người đã biết rằng bệnh lý này có khả năng làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Tuy nhiên, liệu bạn có biết, sốt xuất huyết cũng có thể làm giảm số lượng bạch cầu.

Theo đó, bạch cầu là một trong những tế bào máu quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus… Trong bệnh lý sốt xuất huyết, số lượng bạch cầu thường giảm. Lượng bạch cầu sụt giảm sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh nhân và tình trạng bệnh của họ.

Tại sao bạch cầu lại giảm trong bệnh sốt xuất huyết?

Cơ chế giảm bạch cầu trong sốt xuất huyết thường do virus phá hủy tế bào bạch cầu, do phản ứng viêm hoặc do bệnh ức chế tạm thời tủy xương, cụ thể như sau:

Virus phá hủy tế bào bạch cầu

Đầu tiên, virus sốt xuất huyết sẽ gây nhiễm và sau đó phá hủy các tế bào bạch cầu, đặc biệt là các tế bào bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân. Đây là 2 loại bạch cầu đóng vai trò chính trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi các bạch cầu này bị phá hủy thì chỉ số bạch cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết cũng sẽ giảm. 

Phản ứng viêm trong cơ thể

Phản ứng của hệ miễn dịch đối với virus cũng có thể góp phần khiến chỉ số bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết. Khi virus sốt xuất huyết xâm nhập, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng viêm và phản ứng này cũng gây phá hủy tế bào bạch cầu. 

Do ức chế tủy xương tạm thời

Ngoài 2 nguyên nhân kể trên, virus sốt xuất huyết còn có thể làm giảm số lượng bạch cầu do ức chế tạm thời tủy xương. Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các tế bào máu, trong đó có bạch cầu. Vì vậy, nếu hoạt động của tủy xương bị ức chế, dù là tạm thời thì cũng có thể khiến số lượng bạch cầu giảm khi bị sốt xuất huyết. 

Bạch cầu giảm trong sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Tình trạng bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Như đã đề cập, bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Khi số lượng bạch cầu giảm, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu. Điều này làm cho bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng và các bệnh lý khác trong quá trình mắc sốt xuất huyết, từ đó khiến sức khỏe sụt giảm và tăng nguy cơ biến chứng. 

Ngoài ra, tình trạng bạch cầu giảm khi bị sốt xuất huyết còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như nhiễm trùng máu, suy tạng, sốc nhiễm khuẩn…

Cách chẩn đoán tình trạng giảm bạch cầu trong sốt xuất huyết

Để chẩn đoán tình trạng giảm bạch cầu trong sốt xuất huyết, bạn sẽ cần đến bệnh viện để thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm. Thông thường, khi nghi ngờ bệnh nhân bị giảm bạch cầu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm công thức máu toàn phần để xác định số lượng bạch cầu trong máu. Ngoài ra, một số xét nghiệm, kiểm tra khác cũng có thể giúp chẩn đoán tình trạng này là phết máu ngoại biên và sinh thiết tủy xương.

Cách chẩn đoán tình trạng bạch cầu giảm trong sốt xuất huyết
Xét nghiệm công thức máu toàn phần là cách giúp xác định số lượng bạch cầu trong máu.

Phương pháp "xử lý" tình trạng giảm bạch cầu khi bị sốt xuất huyết

Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện chỉ số bạch cầu cũng như ngăn ngừa biến chứng của tình trạng bạch cầu giảm khi bị sốt xuất huyết:

Xây dựng chế độ ăn uống bổ dưỡng

Khi số lượng bạch cầu giảm trong quá trình mắc sốt xuất huyết, bạn có thể cân nhắc đến việc bổ sung một số loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống để tăng bạch cầu:

  • Các loại cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích… chứa nhiều omega-3 rất tốt cho quá trình sản xuất bạch cầu.
  • Sữa chua: Probiotic và lượng protein trong sữa chua rất tốt cho quá trình hình thành bạch cầu.
  • Thịt nạc: Thịt nạc chứa kẽm giúp tăng số lượng bạch cầu trong cơ thể.
  • Rau xanh: Các loại rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, cải bruxen… rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Các loại hạt: Các loại hạt có tác dụng tăng cường miễn dịch nhờ thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa, kẽm và protein.
  • Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất… có chứa flavonoid giúp tăng số lượng tế bào bạch cầu. 

Chăm sóc và điều trị triệu chứng

Giảm bạch cầu có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy máu… Lúc này, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc và điều trị để giúp giảm triệu chứng khó chịu, từ đó nâng cao sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Sốt: Bạn có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol, chườm mát, lau người… để hạ thân nhiệt.
  • Đau đầu: Khi bị đau đầu, bạn hãy uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, massage vùng đầu, chườm lạnh lên đầu, uống paracetamol… để giảm tình trạng này.
  • Đau họng: Để giảm tình trạng đau họng do giảm bạch cầu trong sốt xuất huyết, bạn có thể uống nước ấm, dùng kẹo ngậm, sử dụng máy tạo độ ẩm…
  • Mệt mỏi: Để cải thiện tình trạng mệt mỏi, bạn có thể bổ sung nhiều nước, ăn uống bổ dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi…

Truyền máu trong trường hợp nặng

Nếu giảm bạch cầu nghiêm trọng, truyền máu có thể được bác sĩ cân nhắc thực hiện để tăng số lượng bạch cầu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp tăng bạch cầu tạm thời. 

Truyền máu khi bạch cầu giảm trong sốt xuất huyết
Truyền máu có thể được thực hiện trong trường hợp bạch cầu giảm mạnh khi mắc sốt xuất huyết.

Hạn chế các biến chứng liên quan đến số lượng bạch cầu thấp

Một nguyên nhân khiến tình trạng bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm là bởi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Vì vậy, trong quá trình “xử lý” tình trạng này, bạn cần chú ý thực hiện thêm các biện pháp để hạn chế nhiễm trùng, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên rửa tay, đặc biệt sau khi chạm vào các bề mặt khác
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình mắc bệnh, tránh ăn thực phẩm tươi sống, không hợp vệ sinh 
  • Tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh lý truyền nhiễm khác
  • Hạn chế ra ngoài trong thời gian bị bệnh, đặc biệt là đến nơi đông người
  • Giữ vệ sinh không gian sống để tránh vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây hại tích tụ

Tình trạng bạch cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết có thể khiến bệnh nhân đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Vì vậy, ngoài chỉ số tiểu cầu, bệnh nhân sốt xuất huyết cũng nên chú ý đến số lượng bạch cầu để hạn chế các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng bạch cầu thấp.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Các thông tin về bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2) Các thông tin về bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2)
Các bệnh lý khác

Các thông tin về bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2)

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường
Các bệnh lý khác

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường

Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế? Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế?
Các bệnh lý khác

Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK