Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Biến chứng đột quỵ: Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ có nguy hiểm không? Biến chứng đột quỵ có thể gặp phải là gì? Hãy cùng Bowtie đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-22
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Các biến chứng của đột quỵĐột quỵ có gây chết không?

Biến chứng đột quỵ nguy hiểm đến mức nào?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ và một số yếu tố khác, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng của đột quỵ từ nhẹ đến nặng, xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Các biến chứng của đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu đi đến não bộ bị gián đoạn do tắc nghẽn hoặc nứt vỡ mạch máu não. Các tế bào não khi không nhận được oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động sẽ bắt đầu chết chỉ trong vài phút.

Tùy thuộc vào khu vực và thời gian não bộ không nhận được lượng máu cần thiết mà người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn.

1. Biến chứng trên não và hệ thần kinh

Một số di chứng liên quan đến não và hệ thần kinh mà người bệnh có thể gặp phải sau khi bị đột quỵ:

  • Phù não: Não của bệnh nhân có thể bị phù sau cơn đột quỵ.
  • Động kinh, rối loạn co giật: Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị đột quỵ nặng.
  • Đau đầu kéo dài (mạn tính): Bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não dễ bị đau đầu mạn tính do máu từ vị trí xuất huyết gây ảnh hưởng đến não.
  • Suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ: Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh đột quỵ. Người bệnh có thể hay quên, suy giảm nhận thức, mất khả năng định hướng không gian – thời gian, không nhận ra người thân, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, lập luận và đưa ra phán đoán…

2. Liệt vận động, co cứng cơ

Một biến chứng của đột quỵ thường gặp (chiếm khoảng 90% trường hợp) là liệt vận động, bao gồm các tình trạng liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt mặt, liệt các dây thần kinh, tê bì nửa người. Co cứng cơ và đau ở chân, cánh tay có thể xảy ra ngay sau khi bị đột quỵ hoặc vài tháng sau đó.

Biến chứng đột quỵ này khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt, đi đứng. Nếu bị liệt và bắt buộc phải nằm lâu ngày, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như cứng khớp, loét các điểm tỳ đè, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu…

3. Viêm phổi

Viêm phổi là một biến chứng đột quỵ không thể xem thường vì có khả năng dẫn đến nhiều vấn đề về hô hấp. Tình trạng này thường xảy ra do người bệnh không thể di chuyển sau khi bị đột quỵ. Các vấn đề liên quan đến chức năng nuốt sau đột quỵ cũng khiến cho thức ăn hoặc dị vật không đi “đúng đường”, dẫn đến viêm phổi hít.

4. Các vấn đề về nhai, nuốt

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các cơ ở miệng và họng, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và cả nói năng.

5. Rối loạn ngôn ngữ

Tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ có thể dẫn đến di chứng rối loạn về ngôn ngữ sau đột quỵ. Biểu hiện của tình trạng này khá đa dạng, như là nói ngọng, nói lắp, thay đổi âm điệu, gặp khó khăn khi diễn đạt bằng lời nói, thậm chí là không nói được. Một số bệnh nhân cũng mất khả năng đọc và viết.

6. Rối loạn cảm xúc, vấn đề tâm lý – tinh thần

Sau khi trải qua cơn đột quỵ, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc hoặc có thể phát triển thành trầm cảm. Biến chứng đột quỵ này có thể xảy ra do những vấn đề về rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp, trở ngại trong hoạt động thường ngày khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm.

7. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối (cục máu đông) có thể hình thành trong các tĩnh mạch ở chân do tình trạng bất động, vận động hạn chế sau đột quỵ. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển trong mạch máu đến các cơ quan khác như phổi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng của đột quỵ
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng cần phải thận trọng của đột quỵ.

8. Rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng đường tiểu

Người bệnh đột quỵ thường bị rối loạn cơ vòng. Bên cạnh đó, rối loạn cảm giác và nhận thức cũng góp phần khiến việc kiểm soát chức năng tiểu tiện khó khăn hơn. Kết quả là người bệnh có thể đi tiểu không tự chủ.

Ở những bệnh nhân không kiểm soát được chức năng bàng quang sau đột quỵ, bác sĩ có thể đặt ống thông để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu nếu bệnh nhân không được chăm sóc và vệ sinh tốt.

Đột quỵ có gây chết không?

Đột quỵ thật sự nguy hiểm. Bởi bệnh không chỉ có nguy cơ gây tử vong tức thì mà nguy cơ này vẫn duy trì ở mức cao ngay cả khi bệnh nhân đã được cấp cứu thành công, đặc biệt là trong vòng vài tuần sau cơn đột quỵ. Một nghiên cứu về khả năng sống sót sau đột quỵ cho thấy, nguy cơ tử vong trong 4 tuần – 12 tháng sau cơn đột quỵ đầu tiên có thể lên đến 18,1%. Sau năm đầu tiên, nguy cơ tử vong hàng năm là khoảng 10%.

Nguy cơ tử vong tích lũy ước tính sau 5, 10 và 15 năm bị đột quỵ lần lượt là 60%, 76% và 86%.

Nguyên nhân tử vong ở những bệnh nhân từng đột quỵ phần lớn liên quan đến các bệnh mạch máu, nhất là bệnh mạch máu não. Ngoài ra, người bệnh sau đột quỵ có thể tử vong do các bệnh lý khác như thiếu máu cơ tim, ung thư, tai nạn hay do tử tự.

Hy vọng những thông tin trên Bowtie đã giúp bạn biết bệnh đột quỵ nguy hiểm thế nào. Không chỉ gây ra những biến chứng nghiêm trọng mà bạn còn có khả năng chết vì đột quỵ. Do đó, hãy học cách tự chăm sóc sức khỏe của bản thân, thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh hết mức có thể.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về đa xơ cứng - bệnh lý thần kinh ít người biết Tìm hiểu về đa xơ cứng - bệnh lý thần kinh ít người biết
Bệnh về hệ thần kinh

Tìm hiểu về đa xơ cứng - bệnh lý thần kinh ít người biết

Bệnh về hệ thần kinh

"Điểm mặt" các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống
Bệnh về hệ thần kinh

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK