Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Tìm hiểu về đa xơ cứng - bệnh lý thần kinh ít người biết

Bệnh đa xơ cứng làm tổn thương hệ thần kinh và có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-06
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Bệnh đa xơ cứng là gì? Dấu hiệu bệnh đa xơ cứngNguyên nhân gây xơ cứng rải rácYếu tố nguy cơBệnh đa xơ cứng có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trịCách dự phòng tái phát

Bệnh đa xơ cứng là gì?

Vậy bạn có biết bệnh đa xơ cứng là gì, làm cách nào để điều trị và dự phòng khả năng mắc bệnh? Mời bạn hãy cùng Bowtie tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh đa xơ cứng là gì?

Đa xơ cứng (MS) là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy lớp vỏ bọc bao quanh các sợi thần kinh trong não và tủy sống (được gọi là myelin), làm gián đoạn tín hiệu thần kinh từ não truyền đến các bộ phận khác. 

Bệnh đa xơ cứng gồm có 4 loại:

  • Hội chứng cô lập về mặt lâm sàng (CIS): Khi bệnh nhân được phát hiện có các triệu chứng đa xơ cứng đầu tiên.
  • Bệnh đa xơ cứng tái phát (RRMS): Là dạng đa xơ cứng phổ biến nhất. Các triệu chứng có thể trầm trọng hơn ở mỗi đợt tái phát, sau đó thuyên giảm.
  • Đa xơ cứng tiến triển nguyên phát (PPMS): Các triệu chứng xuất hiện từ từ và nặng dần lên mà không trải qua bất kỳ đợt tái phát hoặc thuyên giảm nào.
  • Đa xơ cứng tiến triển thứ phát (SPMS): Hầu hết các trường hợp đa xơ cứng tái phát sẽ tiến triển thành SPMS với các triệu chứng tồi tệ hơn.

Dấu hiệu bệnh đa xơ cứng

Các dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng thường không thể đoán trước được. Bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng ở những vị trí khác nhau với mức độ nhẹ hoặc nặng, ngắn hạn hoặc kéo dài. Điều này phụ thuộc vào số lượng vỏ myelin bị tổn thương và khu vực thần kinh bị ảnh hưởng. 

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng: 

  • Một trong những dấu hiệu đầu tiên là các vấn đề về thị lực như viêm dây thần kinh thị giác, nhìn mờ, nhìn đôi kéo dài, đau mắt khi cử động,…
  • Dáng đi không vững
  • Mất khả năng phối hợp và giữ thăng bằng
  • Mệt mỏi và nhạy cảm với nhiệt độ
  • Co thắt cơ, yếu cơ
  • Tê, yếu ở một hoặc nhiều chi, thường xảy ra ở một bên cơ thể
  • Cảm giác như kim châm, ngứa ran hoặc tê ở tay và chân (dị cảm)
  • Suy nhược, chóng mặt
  • Giảm trí nhớ, kém tập trung, nói lắp
  • Thay đổi cảm xúc hoặc tâm trạng
  • Các vấn đề về chức năng tình dục, ruột và bàng quang

Nguyên nhân gây xơ cứng rải rác

Như đã đề cập, bệnh đa xơ cứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào lớp vỏ bọc bao quanh các sợi thần kinh trong não và tủy sống. Các chuyên gia hiện vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này nhưng có ý kiến cho rằng một số yếu tố có thể kích hoạt sự tấn công của hệ miễn dịch, bao gồm:

  • Tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn
  • Môi trường sinh sống
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Đột biến gen di truyền

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng, bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc đa xơ cứng tái phát cao hơn nam giới gấp 2 – 3 lần.
  • Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường khởi phát vào khoảng 20 đến 40 tuổi. 
  • Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng, bạn cũng có nhiều nguy cơ gặp phải bệnh lý này.
  • Nhiễm một số loại virus bao gồm virus Epstein-Barr, virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
  • Thiếu vitamin D: Sinh sống ở những nơi ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh đa xơ cứng.
  • Mắc các bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, thiếu máu ác tính, bệnh vẩy nến, bệnh đái tháo đường type 1 hoặc bệnh viêm ruột.
  • Hút thuốc lá. 
Yếu tố nguy cơ gây bệnh đa xơ cứng
Virus có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh đa xơ cứng.

Bệnh đa xơ cứng có nguy hiểm không?

Mặc dù đa xơ cứng thường không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu thì có thể dẫn đến các biến chứng như: 

  • Không thể đi lại bình thường, cần phải sử dụng gậy, xe tập đi hoặc xe lăn.
  • Mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang 
  • Mất thị lực
  • Tàn tật hoặc tê liệt, thường là ở chân
  • Trầm cảm
  • Động kinh
  • Thay đổi chức năng tình dục.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh đa xơ cứng, một loạt phương pháp, xét nghiệm có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Thăm khám sức khỏe lâm sàng
  • Kiểm tra khả năng phản xạ và phản ứng của người bệnh
  • Chụp MRI để tìm kiếm bằng chứng của sự tổn thương trong hệ thần kinh trung ương
  • Chọc dò ống sống thắt lưng
  • Xét nghiệm máu

Phương pháp điều trị

Bệnh đa xơ cứng là một tình trạng bệnh thần kinh mạn tính và không có phương pháp để điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị là tập trung cải thiện và kiểm soát các triệu chứng để duy trì sức khỏe cho bệnh nhân. Quá trình này có thể bao gồm:

  • Liệu pháp điều trị giảm nhẹ (DMT): Sử dụng một số loại thuốc để trì hoãn sự tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ tái phát, đồng thời ngăn chặn các tổn thương mới hình thành ở não và tủy sống.
  • Xử lý các đợt tái phát: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch trong các đợt cấp.
  • Sử dụng thuốc để cải thiện các cơn đau, co thắt cơ, mệt mỏi hoặc bất kỳ triệu chứng nào gây ảnh hưởng đến người bệnh.
  • Phục hồi thể chất: Tham gia các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân duy trì khả năng vận động.
  • Điều trị tâm lý: Các chuyên gia sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân các biện pháp hữu ích để giữ tinh thần thoải mái khi sống chung với bệnh.

Cách dự phòng tái phát

Liệu pháp điều trị giảm nhẹ là phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu số lượng các đợt tấn công do đa xơ cứng tái phát. Bên cạnh đó, một số biện pháp thay đổi lối sống dưới đây cũng góp phần quan trọng trong việc dự phòng tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân đa xơ cứng: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe: Bạn cần cân bằng đầy đủ các loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo không bão hòa và protein nạc. Đồng thời, hãy hạn chế ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao: Rèn luyện tính linh hoạt và sức mạnh thể chất là điều cần thiết để giúp cơ bắp khỏe mạnh, duy trì khả năng hoạt động.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và tích cực: Bệnh nhân đa xơ cứng cần ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa áp lực và căng thẳng bởi vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi liên quan đến bệnh.
  • Không hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu: Thuốc lá và rượu bia có thể đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh đa xơ cứng nên bạn cần hạn chế sử dụng.

Bảo hiểm sức khỏe Bowtie hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đa xơ cứng là bệnh gì cũng như biết thêm một số thông tin liên quan đến bệnh.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Rối loạn thần kinh: Những bệnh lý không thể xem nhẹ Rối loạn thần kinh: Những bệnh lý không thể xem nhẹ
Bệnh về hệ thần kinh

Rối loạn thần kinh: Những bệnh lý không thể xem nhẹ

Chớ lơ là trước các triệu chứng viêm màng não Chớ lơ là trước các triệu chứng viêm màng não
Bệnh về hệ thần kinh

Chớ lơ là trước các triệu chứng viêm màng não

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống
Bệnh về hệ thần kinh

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ: Giai đoạn giành giật sự sống

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK