Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm do đâu? Bật mí 8 nguyên nhân

Nhiều người bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm nhưng không biết rõ nguyên nhân. Cùng Bowtie tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-05-26
Cập nhật ngày 2023-06-01
Nội dung chính
Tại sao bạn dễ bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm?Bạn nên làm gì nếu thường xuyên bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm?Khi nào bạn cần đến bệnh viện thăm khám?
Bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm do đâu? Bật mí 8 nguyên nhân

Vậy tại sao bạn bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm? Bạn nên làm gì khi bị nghẹt mũi về đêm? Trong bài viết hôm nay, Website Bowtie sẽ bật mí 8 nguyên nhân gây nên tình trạng này, đồng thời hướng dẫn bạn một số mẹo trị nghẹt mũi về đêm tại nhà.

Tại sao bạn dễ bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm?

Nghẹt mũi không chỉ gây khó chịu mà nếu gặp phải vào ban đêm, tình trạng này có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Theo đó, thiếu ngủ có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm khả năng tập trung cũng như ảnh hưởng đến tâm trạng (dễ cáu gắt, lo lắng…). 

Vậy vì sao bạn lại bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm? Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi khi nằm ngủ vào ban đêm:

Dị ứng với các chất trong không khí

Nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm có thể do dị ứng với các tác nhân có trong không khí (tác nhân gây dị ứng), từ đó dẫn đến phản ứng dị ứng và gây tắc nghẽn mũi vào ban đêm. Các tác nhân này thường là phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, mạt bụi, bào tử nấm mốc… Cùng với nghẹt mũi, các triệu chứng dị ứng khác bao gồm ngứa mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, phát ban da, hắt xì hơi… 

Trên thực tế, có một vài lý do khiến tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm khi bạn ngủ. Ví dụ như, thú cưng đi vào phòng ngủ sẽ khiến vảy da của chúng bám vào quần áo, ga trải giường và thảm. Hoặc, bất kỳ ai nhạy cảm với mạt bụi cũng có thể bị nghẹt mũi vào ban đêm vì mạt bụi phát triển mạnh ở những nơi như nệm hoặc gối. Ngoài ra, khi nhiệt độ mát mẻ vào buổi tối, các hạt phấn hoa lơ lửng trong không khí cũng có xu hướng rơi xuống. Điều này làm cho chúng ta dễ hít phải vào mũi hoặc miệng và bị dị ứng, từ đó dẫn đến nghẹt mũi. 

Trọng lực và tư thế ngủ

Khi bạn đứng hoặc ngồi, chất nhầy ở mũi có thể tự chảy ra ngoài. Tuy nhiên, khi bạn nằm ngủ, chất nhầy không thể thoát ra ngoài được mà sẽ tích tụ lại trong mũi hoặc chảy xuống vùng phía sau mũi và cổ họng. Do đó, tình trạng nghẹt mũi có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm khi bạn nằm ngủ.

Thay đổi lưu lượng máu theo tư thế

Tư thế nằm có thể làm tăng lưu lượng máu đến phần thân trên, bao gồm cả vùng mặt và mũi. Khi máu chảy vào mũi nhiều hơn sẽ gây ra áp lực dẫn đến mũi bị viêm, sưng tấy và tăng sản xuất chất nhầy. Chất nhầy được sản xuất nhiều nhưng không thể tống ra ngoài sẽ gây nghẹt mũi. 

Tắc nghẽn mũi

Bất cứ yếu tố nào làm cản trở đường mũi đều có thể khiến bạn bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm. Nguyên nhân gây tắc nghẽn mũi có thể do những thay đổi về trọng lực khi bạn nằm xuống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng tắc nghẽn mũi khi ngủ vào ban đêm là do thể chất hoặc là kết quả của một bệnh lý, chẳng hạn như: 

  • Polyp mũi
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Xơ nang
  • Ung thư mũi, ung thư xoang mũi

Thay đổi nồng độ cortisol trong cơ thể

Cortisol là một hormone liên quan đến phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của cơ thể. Khi xảy ra phản ứng này, các mạch máu, đồng tử và đường thở sẽ mở rộng (giãn ra) để đối phó với các tác nhân gây hại. 

Vào ban đêm, nồng độ cortisol trong cơ thể có xu hướng giảm xuống. Điều này làm cho triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh, cúm, Covid-19, viêm họng…) trở nên rõ rệt hơn, bao gồm cả nghẹt mũi. 

Không khí lạnh, khô về đêm

Về đêm, không khí thường có xu hướng lạnh và khô, thiếu ẩm trầm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm. Môi trường xung quanh khô khan, thiếu ẩm khiến mũi khô và tăng sản xuất chất nhầy để cố gắng giữ ẩm cho vùng mũi, từ đó dẫn đến nghẹt mũi. 

Tác dụng phụ của một số thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến bạn bị nghẹt mũi, kể cả khi nằm ngủ vào ban đêm, chẳng hạn như: 

  • Thuốc chẹn alpha thường được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt
  • Thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi dùng trong điều trị bệnh tăng huyết áp
  • Thuốc tránh thai nội tiết và dụng cụ đặt tử cung chứa nội tiết tố (DCTC)
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID))
  • Thuốc ức chế PDE5 thường được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương

Bài viết liên quan:

Bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm do tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số thuốc cũng gây nghẹt mũi.

Trào ngược axit dạ dày dễ xảy ra khi ngủ

Ngoài các nguyên nhân trên thì tình trạng nghẹt mũi về đêm còn có thể do bạn bị trào ngược axit dạ dày. Tình trạng trào ngược axit dạ dày xảy ra khi cơ vòng giữa dạ dày và thực quản yếu đi và không thể đóng hoàn toàn. Điều này khiến dịch dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc cổ họng và các khu vực xung quanh (tai, mũi và họng được kết nối chặt chẽ với nhau), đồng thời khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. 

Các yếu tố trên sẽ dẫn đến ngứa mũi, nghẹt mũi. Nguy cơ xảy ra tình trạng này thường cao hơn về đêm khi bạn nằm ngủ bởi tư thế ngủ khiến dịch dạ dày dễ di chuyển từ dạ dày lên thực quản, đồng thời cũng dễ chảy ngược về phía đường mũi hơn.

Bạn nên làm gì nếu thường xuyên bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm?

Việc ngủ ngon, đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi khi bị ốm để cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, tình trạng nghẹt mũi về đêm có thể khiến việc ngủ ngon giấc trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”. Chính vì vậy, Bowtie đã tổng hợp một số mẹo giảm nghẹt mũi hiệu quả bên dưới để giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. 

Tránh các yếu tố gây kích thích đường thở

Nếu nhận ra một vài tác nhân dị ứng như vảy da động vật, bụi bẩn hoặc phấn hoa là nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi vào ban đêm thì lúc này, bạn nên tránh và loại bỏ chúng ra khỏi phòng ngủ. Theo đó, bạn có thể hút bụi phòng ngủ, thay chăn ga và bao gối thường xuyên, đồng thời sử dụng máy lọc không khí có bộ lọc HEPA.

Kê cao đầu khi ngủ

Việc để đầu thẳng hàng với thân người có thể khiến tình trạng nghẹt mũi tồi tệ hơn. Vì vậy, một cách giảm ngạt mũi về đêm khi nằm ngủ là bạn nên dùng thêm gối để kê cao đầu. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng gối có độ cao phù hợp, không nên dùng gối quá cao vì có thể gây ảnh hưởng đến vùng cổ và vai gáy.

Chườm ấm vùng mũi, xoang

Nhiệt lượng ấm sẽ giúp mở rộng đường mũi và giảm nghẹt mũi. Vì vậy, bạn có thể dùng khăn mềm nhúng vào chậu nước nóng, sau đó vắt bớt nước rồi chườm lên vùng mũi, xoang. 

Bổ sung đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp giữ ẩm cho đường mũi, giảm kích ứng và làm loãng chất nhầy, từ đó giảm nhẹ tình trạng nghẹt mũi. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, trà ấm nhưng không nên uống rượu bia. Bởi rượu bia là những đồ uống làm giãn mạch máu trong mũi, có thể dẫn đến nghẹt mũi nhiều hơn. 

Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi bằng dung dịch nước muối có thể làm loãng dịch nhầy và giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn. Theo đó, bạn nên rửa mũi 3 – 4 lần một ngày bằng dung dịch nước muối để nhận thấy kết quả.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng

Bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ có thể làm tăng độ ẩm cho không khí. Điều này sẽ giúp giữ mũi không bị khô, đồng thời làm loãng dịch nhầy để cải thiện tình trạng nằm ngủ hay bị nghẹt mũi

Tắm nước ấm

Hơi nước từ bồn tắm hoặc vòi hoa sen cũng có thể làm dịu triệu chứng nghẹt mũi và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đây không chỉ là lựa chọn tốt cho trẻ nhỏ mà còn là cách để người lớn xua tan mọi khó chịu khi bị nghẹt mũi. Theo đó, trước khi ngủ, bạn hãy thử tắm nước ấm để xem mẹo chữa nghẹt mũi khi ngủ này có hiệu quả không nhé. 

Uống nước mật ong ấm hoặc trà thảo mộc

Uống nước mật ong hoặc trà thảo mộc ấm là một trong những cách giúp bạn giảm tình trạng tắc nghẽn mũi khi ngủ. Không những vậy, các loại thức uống này còn rất có lợi cho giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

Cách giảm tình trạng bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm
Nhâm nhi một tách trà thảo mộc sẽ giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi của bạn.

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu tràm trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, vì vậy có thể làm dịu tình trạng sưng tấy trong mũi và làm giảm nghẹt mũi. Theo đó, bạn hãy thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào máy khuếch tán vài giờ trước khi đi ngủ. 

Khi nào bạn cần đến bệnh viện thăm khám?

Trong hầu hết các trường hợp, bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm không phải là vấn đề quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần hoặc đi kèm các vấn đề dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám:

  • Tình trạng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ dưới 2 tuổi
  • Bị sốt cao 38°C hoặc sốt kéo dài 
  • Lên cơn hen suyễn trong khi bị nghẹt mũi 
  • Bạn bị suy giảm miễn dịch và có các triệu chứng giống như cúm
  • Gặp phải các triệu chứng khác như khó thở, nhịp tim nhanh, môi tím tái, thở nhanh và nông, chóng mặt hoặc thay đổi tâm trạng nghiêm trọng 
  • Chất nhầy từ mũi có màu lạ (xanh, vàng…) và mùi hôi
  • Chảy máu mũi, xì mũi ra máu 
  • Ho dai dẳng, đau ở mặt hoặc cổ họng, sưng mặt, mờ mắt

Tình trạng nghẹt mũi thoáng qua thường không quá đáng ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp nghẹt mũi bất thường cần được thăm khám để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, nếu tình trạng nghẹt mũi làm gián đoạn giấc ngủ, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ. Bởi nghẹt mũi có thể làm cho các tình trạng như ngưng thở khi ngủ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải được thăm khám và điều trị. 

Trên đây là 8 nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi khi ngủ, nghẹt mũi về đêm, cùng với đó là một số mẹo giảm nghẹt mũi hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Với các trường hợp nghẹt mũi bất thường, Bowtie khuyến khích bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Gập bụng giảm bao nhiêu calo? Hiệu quả không ngờ từ gập bụng Gập bụng giảm bao nhiêu calo? Hiệu quả không ngờ từ gập bụng
Kiến thức sức khỏe

Gập bụng giảm bao nhiêu calo? Hiệu quả không ngờ từ gập bụng

Bị đau họng ngậm kẹo gì? 15 loại kẹo ngậm giảm đau họng tốt nhất Bị đau họng ngậm kẹo gì? 15 loại kẹo ngậm giảm đau họng tốt nhất
Kiến thức sức khỏe

Bị đau họng ngậm kẹo gì? 15 loại kẹo ngậm giảm đau họng tốt nhất

Đau vùng bụng dưới là bệnh gì? 27+ nguyên nhân gây đau vùng hạ vị Đau vùng bụng dưới là bệnh gì? 27+ nguyên nhân gây đau vùng hạ vị
Kiến thức sức khỏe

Đau vùng bụng dưới là bệnh gì? 27+ nguyên nhân gây đau vùng hạ vị

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK