Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay

Tình trạng ngứa da khi bị sốt xuất huyết có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Việc biết và áp dụng một số cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết sẽ giúp bạn “đánh bay” tình trạng này nhanh chóng.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-15
Cập nhật ngày 2023-07-15
Nội dung chính
Tại sao người bệnh sốt xuất huyết lại bị ngứa?Cách làm giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết
Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay

Vậy nguyên nhân gây ngứa da khi bị sốt xuất huyết là gì? Làm sao để giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết? Trong bài viết này, Bowtie sẽ giới thiệu đến bạn 9 cách làm giảm ngứa khi bị phát ban sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả ngay.

Tại sao người bệnh sốt xuất huyết lại bị ngứa?

Ngoài các triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết như sốt cao, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, xuất huyết dưới da… thì ngứa da cũng là một trong những biểu hiện dễ gặp. Tình trạng ngứa da khi bị sốt xuất huyết thường do 3 nguyên nhân chính sau đây gây ra:

  • Biểu hiện của giai đoạn hồi phục: Trong giai đoạn hồi phục, cơ thể bắt đầu đẩy mạnh quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu. Đồng thời, mô da cũng được tái tạo để giúp phục hồi các vết thương sau khi người bệnh bị phát ban. Hai tình trạng này có thể khiến da trở nên ngứa ngáy, khó chịu.  
  • Do viêm gan cấp: Virus dengue có thể gây viêm gan cấp ở người mắc sốt xuất huyết với một số biểu hiệu như gan to hoặc teo gan, nồng độ bilirubin và men gan SGOT, SGPT tăng cao dẫn tới vàng da và ngứa da. 
  • Do suy gan: Bệnh nhân sốt xuất huyết sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt sai cách, không đúng liều lượng sẽ gây suy gan, từ đó dẫn tới tình trạng ngứa da khi bị sốt xuất huyết.

Thường thì người bệnh sẽ hết ngứa khoảng 2 – 3 ngày sau khi phát ban. Tuy nhiên,  một số trường hợp có thể bị ngứa kéo dài 1 tuần, thậm chí là vài tuần. 

Trong đa số các trường hợp, ngứa da là biểu hiện của giai đoạn hồi phục và thường không quá nguy hiểm. Dù vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan vì như đã đề cập ở trên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết như viêm gan cấp, suy gan… Trong trường hợp bị ngứa kèm theo một số biểu hiện bất thường thì bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc. 

Cách làm giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết

Ngứa da khi bị sốt xuất huyết không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh. Trong trường hợp ngứa da không kèm theo các biểu hiện bất thường, bạn có thể theo dõi tại nhà và thực hiện một số cách chữa ngứa khi bị sốt xuất huyết để làm dịu sự khó chịu do tình trạng này gây ra. 

Dưới dây, Bowtie sẽ chia sẻ cho bạn 9 cách trị ngứa khi bị sốt xuất huyết để giảm ngứa nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

1. Ngâm nước ấm có chanh hoặc muối

Việc ngâm nước ấm có pha thêm nước cốt chanh tươi hoặc muối có khả năng làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Đây cũng là một trong những cách giảm ngứa sau khi bị sốt xuất huyết được khá nhiều người lựa chọn bởi người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm, vắt thêm chanh hoặc pha thêm muối và ngâm những vị trí bị ngứa vào trong khoảng 10 – 15 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nước này để tắm, lau người nếu khu vực bị ngứa rộng hoặc khó tiếp cận. 

2. Bôi gel lô hội lên vị trí bị ngứa

Lô hội (hay nha đam) chứa các chất kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa có khả năng làm dịu và giảm cảm giác ngứa da khi bị sốt xuất huyết. Gel lô hội cũng cung cấp độ ẩm và giúp các vùng da phát ban phục hồi nhanh chóng hơn. Vì vậy, bôi gel lô hội cũng được xem là một cách làm giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. 

Bôi gel lô hội lên vị trí bị ngứa là cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết
Bôi gel lô hội là cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả.

3. Dùng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa là cách giảm ngứa khi bị phát ban sốt xuất huyết vô cùng hiệu quả. Bởi dầu dừa có tác dụng tuyệt vời giúp kháng khuẩn, giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy khi bị sốt xuất huyết và phục hồi các tế bào da tổn thương. Người bệnh sốt xuất huyết có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị ngứa để giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

4. Lựa chọn quần áo phù hợp

Nhắc đến cách giảm ngứa sau khi bị sốt xuất huyết thì không thể bỏ qua việc lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, không ôm sát cơ thể. Khi xuất hiện tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, da rất nhạy cảm. Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các chất liệu vải mềm mại, thấm hút tốt và thoải mái để hạn chế tình trạng quần áo cọ xát vào da gây tổn thương thêm. 

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng bột giặt hoặc nước xả vải dịu nhẹ để tránh gây dị ứng da khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Vệ sinh cơ thể hàng ngày

Khi bị sốt xuất huyết, mồ hôi, bụi bẩn, bã nhờn có thể tích tụ trên da khiến tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, khó chịu trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm hoặc lau người bằng nước ấm 1 – 2 lần/ ngày. Thêm vào đó, khi bị ngứa da, bạn hãy tránh xa các loại xà phòng, sữa tắm có độ pH cao hoặc nhiều hương liệu để hạn chế tình trạng kích ứng da.

6. Giữ không gian sống sạch sẽ

Các vi khuẩn, nấm mốc từ chăn, ga, gối và không gian sống rất dễ xâm nhập vào da gây kích ứng da, thậm chí nhiễm trùng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội hơn. Vì vậy, giữ gìn không gian sống sạch sẽ được xem là một trong những cách góp phần làm giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả.

7. Tăng cường sức đề kháng

Khi mắc sốt xuất huyết, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm trầm trọng. Điều này kéo theo những tổn thương trong tế bào da. Chính vì vậy, người bệnh cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung kẽm, canxi, vitamin C, vitamin D, vitamin E… để giúp cơ thể phục hồi và giảm ngứa nhanh hơn.

Chú ý ăn uống là cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết
Bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng, giảm ngứa da khi bị sốt xuất huyết.

8. Hạn chế gãi nơi bị ngứa

Người bệnh nên hạn chế gãi vào vị trí phát ban vì rất dễ gây tổn thương da và có thể khiến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc gãi nơi bị ngứa còn có nguy cơ khiến da bị nhiễm trùng. 

9. Sử dụng thuốc

Nếu bị ngứa dữ dội và có dấu hiệu viêm da, nhiễm trùng sau khi sốt xuất huyết, người bệnh cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa hoặc tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được kê đơn thuốc phù hợp. Bạn không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc dị ứng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết thêm những cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết nhanh chóng tại nhà. Tuy nhiên, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng ngứa khi bị sốt xuất huyết trở nên tồi tệ hơn, kéo dài nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần để tránh các biến chứng nguy hiểm nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào? Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào?

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường
Các bệnh lý khác

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường

Sơ cứu sốt xuất huyết: Nhận diện triệu chứng và xử lý kịp thời Sơ cứu sốt xuất huyết: Nhận diện triệu chứng và xử lý kịp thời
Các bệnh lý khác

Sơ cứu sốt xuất huyết: Nhận diện triệu chứng và xử lý kịp thời

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK