Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Có nên đeo lens khi đi ngủ? 5 tác hại khi đeo lens đi ngủ

“Đeo lens khi đi ngủ liệu có gây ra hậu quả nghiêm trọng? Có thể đeo kính áp tròng khi ngủ trưa, ngủ qua đêm không?” luôn là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Cùng Bowtie tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây!
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-28
Cập nhật ngày 2023-07-31
Nội dung chính
Đeo kính áp tròng có ngủ được không?Có nên đeo lens, đeo kính áp tròng khi ngủ không?Đeo lens đi ngủ qua đêm có sao không? 5 tác hại cần cảnh giácĐeo lens đi ngủ trưa được không, có sao không?Những điều bạn cần làm nếu lỡ quên tháo kính áp tròng khi đi ngủ
Có nên đeo lens khi đi ngủ? 5 tác hại khi đeo lens đi ngủ

Đeo lens khi đi ngủ là một trong những trường hợp vô cùng phổ biến khi sử dụng kính áp tròng do cảm giác thoải mái mà sản phẩm mang lại. Chưa kể đến, đối với những ai bận rộn hoặc “não cá vàng” thì việc chưa tháo lens mà đã ngủ trưa hoặc qua đêm rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, hành động này có thể gây ra nhiều tác hại cho mắt, từ nhẹ (khô mắt, kích ứng) cho đến nặng (nhiễm trùng, loét giác mạc hay thậm chí mù lòa). Vậy chi tiết ra sao? Mời bạn cùng Bowtie tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đeo kính áp tròng có ngủ được không?

Nhiều người, đặc biệt là những người chưa từng thử đeo lens, có cùng thắc mắc là liệu đeo kính áp tròng có ngủ được không. Trên thực tế, bạn vẫn có thể ngủ được khi đeo lens nếu như mắt cảm thấy thoải mái, không bị cộm hoặc đau.

Có nên đeo lens, đeo kính áp tròng khi ngủ không?

Dù vẫn có thể ngủ được khi đeo kính áp tròng nhưng thực tế, hành động này lại không hề an toàn cũng như không được khuyến khích. Trong trường hợp mệt mỏi nên ngủ quên mà chưa tháo kính áp tròng vài lần thì không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng nhiều. Bạn có thể bị khô hoặc cộm mắt khi thức dậy vào ngày hôm sau và cần sử dụng nước mắt nhân tạo để mắt trở lại trạng thái bình thường. 

Tuy nhiên, nếu bạn đeo lens đi ngủ thường xuyên thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mắt và thị lực. Theo đó, việc đeo kính áp tròng đi ngủ có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt lên đến 6 – 8 lần. Nhiễm trùng mắt nghiêm trọng sẽ làm tổn thương giác mạc cũng như các bộ phận khác của mắt và trong một số ít trường hợp, người dùng có thể bị mất thị lực.

Điều quan trọng cần lưu tâm thêm chính là tình trạng nhiễm trùng này có thể xảy ra cho dù bạn đang đeo kính áp tròng để điều chỉnh thị lực hay cho mục đích thẩm mỹ. Một số dấu hiệu cho thấy mắt bạn đã bị kích ứng sau khi đeo lens đi ngủ gồm:

  • Đỏ mắt, sưng mắt
  • Mắt chảy dịch hoặc chảy nhiều nước mắt
  • Ngứa hoặc rát mắt
  • Mờ mắt, nhìn không rõ 
  • Đau mắt hoặc khó chịu
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Đeo lens đi ngủ qua đêm có sao không? 5 tác hại cần cảnh giác

Đeo lens đi ngủ qua đêm có sao không sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một số người dùng chia sẻ rằng họ vẫn cảm thấy ổn và không hề có biểu hiện nào đáng ngại. Tuy nhiên, bạn không thể dựa vào đó mà trở nên chủ quan bởi đeo kính áp tròng khi ngủ qua đêm sẽ gây ra các tình trạng như:

Đau mắt

Đau mắt rất dễ xảy ra khi bạn có thói quen đeo lens lúc ngủ bởi nhiều tác nhân đằng sau. Chưa kể đến, do thiếu đi oxy và độ ẩm nên kính áp tròng cũng trở nên khô hơn, gây khó khăn cho bạn khi phải tháo ra hoặc dễ dàng tạo điều kiện cho những vấn đề ở mắt xuất hiện.

Mắt bị đỏ và kích ứng

Trong một số trường hợp, việc đeo kính áp tròng đi ngủ trưa hoặc ngủ qua đêm có khả năng khiến mắt bị kích ứng. Lúc này, mắt có thể trở nên đỏ, đau và chảy nhiều nước mắt. 

Tổn thương giác mạc

Nếu đeo kính áp tròng khi ngủ, lens có thể cọ xát và gây trầy xước giác mạc, từ đó khiến bộ phận này bị tổn thương. Không chỉ vậy, việc đeo lens khi ngủ còn làm giảm đáng kể lượng oxy đến giác mạc, từ đó gây tổn thương bề mặt giác mạc và ảnh hưởng đến khả năng tái tạo tế bào mới tại đây.

Giác mạc là một lớp màng trong suốt có vai trò bảo vệ bề mặt nhãn cầu nhằm chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường, kiểm soát và hội tụ tia sáng vào mắt, đồng thời lọc tia cực tím. 

Với những vai trò này, việc giác mạc bị tổn thương có thể dẫn đến nhiều hệ quả. Bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt cao hơn, đồng thời có khả năng bị giảm thị lực.

Bài viết liên quan:

Đeo lens khi ngủ có thể gây tổn thương giác mạc
Đeo lens khi ngủ có thể gây tổn thương giác mạc.

Nhiễm trùng mắt

Một tác hại nguy hiểm của việc đeo lens khi ngủ chính là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Theo đó, đôi mắt của bạn thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại nhưng nhờ một cơ chế bảo vệ đặc hiệu, mắt không bị nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, khi bạn đeo lens đi ngủ, kính sẽ “ôm sát” giác mạc và chặn phần lớn nước mắt được tiết ra để bảo vệ giác mạc. Điều đó khiến giác mạc của bạn khó chống lại các tác nhân gây hại, đồng thời mắt cũng gặp khó khăn trong việc loại bỏ các tác nhân này do chúng “ẩn náu” dưới kính. 

Không chỉ vậy, như đã đề cập, việc đeo lens khi ngủ sẽ làm tổn thương bề mặt giác mạc và ảnh hưởng đến khả năng tái tạo tế bào mới tại đây. Điều này cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, đeo kính áp tròng qua đêm sẽ khiến các tác nhân gây hại có thêm thời gian phát triển.

Theo đó, một số tình trạng nhiễm trùng mắt mà bạn có thể gặp phải nếu đeo lens khi ngủ là:

  • Viêm giác mạc do vi khuẩn: Vi khuẩn gây viêm giác mạc gồm nhiều chủng khác nhau, thường gặp nhất là Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào mắt nếu bạn dùng tay đeo/tháo kính áp tròng mà chưa rửa sạch tay. Vi khuẩn cũng có thể bám trên lens hoặc hộp đựng nếu bạn không vệ sinh và khử trùng chúng đúng cách. Ngoài ra, dung dịch rửa kính nếu không được bảo quản tốt cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Bệnh lý này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhỏ mắt, trong trường hợp nghiêm trọng có khả năng cần dùng thuốc nhỏ mắt steroid.
  • Viêm giác mạc do Acanthamoeba: Acanthamoeba là một amip có thể gây nhiễm trùng giác mạc. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc đeo kính áp tròng khi ngủ qua đêm sẽ khiến bạn dễ bị viêm giác mạc do Acanthamoeba hơn bởi vì làm giảm lượng oxy tới giác mạc và gây suy yếu khả năng tự bảo vệ của bộ phận này khỏi amip.
  • Viêm giác mạc do nấm: Các loại nấm thường gây viêm giác mạc là nấm thuộc loài Fusarium, Aspergillus và Candida. Viêm giác mạc do nấm phổ biến hơn ở các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có khả năng gây mất thị lực ở bên mắt bị ảnh hưởng.
  • Viêm kết mạc: Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ cũng là một vấn đề về mắt mà bạn có thể gặp phải nếu đeo kính áp tròng đi ngủ quá thường xuyên. Bệnh thường do nhiễm virus gây ra và có những biểu hiện như đỏ mắt, đau mắt, ngứa mắt, chảy nhiều nước mắt…

Tân sinh mạch ở giác mạc

Ngay cả khi bạn không bị nhiễm trùng, việc thiếu oxy do đeo kính áp tròng vào ban đêm sẽ khiến mắt phải phát triển nhiều mạch máu hơn để tăng nguồn cung cấp máu cho giác mạc, từ đó gây ra tình trạng tân sinh mạch ở giác mạc. Tân sinh mạch ở giác mạc sẽ làm suy giảm thị lực vì các mạch máu gây hạn chế lượng ánh sáng đi qua giác mạc một cách bình thường.

Mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn

Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của thói quen đeo lens khi đi ngủ. Nguyên nhân xuất phát từ việc mắt dần trở nên khô, kích ứng, bị viêm và nhiễm trùng do đeo kính áp tròng quá lâu. Ngoài ra, bụi bẩn có thể bị mắc kẹt dưới kính áp tròng, khiến cho mắt bị tổn thương. Tất cả những vấn đề này có khả năng gây ảnh hưởng tới tầm nhìn và thị lực, trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Đeo lens đi ngủ trưa được không, có sao không?

Dẫu thời gian của một giấc ngủ trưa không quá dài (từ 30 phút – 2 tiếng) nhưng bạn vẫn sẽ cần tiến hành tháo lens trước khi nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt lẫn duy trì độ bền của sản phẩm. Các bác sĩ nhãn khoa cũng đã nhấn mạnh rằng, cho dù bạn đeo kính áp tròng khi ngủ trong một đêm, một giờ hay chỉ vài phút thì vẫn tồn tại nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, gây giảm thị lực hoặc mù lòa. Do vậy, bạn đừng chủ quan mà vẫn nên tháo lens khi ngủ trưa nhé.

Không nên đeo lens khi ngủ kể cả ngủ trưa
Bạn nên tháo lens khi ngủ trưa để bảo vệ thị lực.

Những điều bạn cần làm nếu lỡ quên tháo kính áp tròng khi đi ngủ

Nếu như chẳng may ngủ quên mà chưa tháo kính áp tròng, điều bạn cần thực hiện đầu tiên khi thức dậy là tháo lens càng sớm càng tốt. Nếu gặp khó khăn, bạn hãy thử sử dụng thuốc nhỏ mắt và chớp mắt cho đến khi kính áp tròng trở nên mềm hơn. Bạn có thể dùng tay sạch hoặc dụng cụ chuyên dụng để tháo lens. 

Sau đó, bạn hãy để cho đôi mắt có thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể massage mắt nhẹ nhàng để tăng cường độ ẩm và giúp mắt thư giãn. Ngoài ra, bạn nên tránh đeo kính áp tròng ít nhất 1 – 2 ngày sau đó và chú ý theo dõi những cảm giác ở mắt. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa cũng như đem theo sản phẩm đang sử dụng để tìm ra chính xác nguyên nhân khiến mắt trở nên cộm, đỏ và khó chịu. Nếu cần dùng kính để nhìn thấy rõ hơn, bạn hãy ưu tiên dùng kính mắt truyền thống trong thời gian này.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh chủ đề đeo lens khi ngủ và các tác hại của thói quen này, từ đó giúp bạn hiểu được nên làm thế nào để chăm sóc đôi mắt một cách tốt nhất. Đừng quên truy cập Bowtie thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe cũng như bảo hiểm nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

17 bài tập eo thon trước khi đi ngủ dễ thực hiện, hiệu quả ngay 17 bài tập eo thon trước khi đi ngủ dễ thực hiện, hiệu quả ngay
Kiến thức sức khỏe

17 bài tập eo thon trước khi đi ngủ dễ thực hiện, hiệu quả ngay

Phương pháp ngủ đa pha là gì? Hướng dẫn bạn cách ngủ đa pha đúng Phương pháp ngủ đa pha là gì? Hướng dẫn bạn cách ngủ đa pha đúng
Kiến thức sức khỏe

Phương pháp ngủ đa pha là gì? Hướng dẫn bạn cách ngủ đa pha đúng

Nghẹt mũi, hắt hơi liên tục: Dấu hiệu của viêm mũi, nhiễm trùng Nghẹt mũi, hắt hơi liên tục: Dấu hiệu của viêm mũi, nhiễm trùng
Kiến thức sức khỏe

Nghẹt mũi, hắt hơi liên tục: Dấu hiệu của viêm mũi, nhiễm trùng

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK