Bệnh về hệ thần kinh
Bệnh về hệ thần kinh

Rối loạn thần kinh: Những bệnh lý không thể xem nhẹ

Rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của não và hệ thần kinh, từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vậy rối loạn thần kinh là gì? Làm sao để điều trị rối loạn thần kinh? Mời bạn cùng xem ngay bài viết dưới đây.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-13
Cập nhật ngày 2023-05-18
Nội dung chính
Tổng quan về hệ thần kinhRối loạn thần kinh là gì?Các rối loạn thần kinh phổ biếnDấu hiệu, triệu chứngNguyên nhân gây bệnhCác yếu tố nguy cơTiên lượng bệnhPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trịCách ngăn ngừa

Rối loạn thần kinh là gì?

Tổng quan về hệ thần kinh

Trước khi tìm hiểu rối loạn thần kinh là gì thì chúng ta cần hiểu về hệ thần kinh. Hệ thần kinh là một hệ thống phức tạp, tinh vi, có chức năng điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Hệ thần kinh được chia thành:

  • Hệ thống thần kinh trung ương: Bao gồm não và tủy sống.
  • Hệ thần kinh ngoại biên: Bao gồm tất cả các dây thần kinh khác không nằm ở não và tủy sống.

Rối loạn thần kinh là gì?

“Rối loạn thần kinh” là thuật ngữ được dùng để chỉ các rối loạn chức năng ở não hoặc hệ thần kinh. Các rối loạn chức năng này có thể gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Các rối loạn thần kinh phổ biến

Có hơn 600 rối loạn thần kinh đã được xác định. Các rối loạn thần kinh phổ biến nhất là:

  • Các rối loạn do khiếm khuyết gen: Chứng loạn dưỡng cơ, bệnh Huntington.
  • Các bệnh thoái hóa hệ thần kinh: Alzheimer, Parkinson.
  • Các bệnh liên quan tới quá trình cung cấp máu cho não bộ như đột quỵ.
  • Các rối loạn liên quan đến quá trình phát triển của hệ thần kinh như tật nứt cột sống
  • Chấn thương não hoặc tủy sống
  • Rối loạn co giật: Bệnh động kinh
  • Các khối u ở não, ung thư não
  • Nhiễm trùng não, chẳng hạn như viêm màng não

Bài viết liên quan:

Dấu hiệu của các rối loạn thần kinh là gì?

Các rối loạn thần kinh sẽ biểu hiện khác nhau tùy vào loại bệnh cũng như từng bệnh nhân. Dưới đây là một số dấu hiệu rối loạn thần kinh thường gặp:

  • Đau đầu dai dẳng hoặc đột ngột
  • Tê hoặc mất sức ở các chi
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu và mất ý thức
  • Các vấn đề về trí nhớ như suy giảm trí nhớ, lúc nhớ lúc quên
  • Khó khăn về nhận thức
  • Không tự chủ được hành vi và lời nói
  • Khó nói hoặc khó phát âm, nói ngọng, nói lắp
  • Run chân tay, xuất hiện các cơn co giật
  • Giảm thị lực hoặc nhìn đôi
Dấu hiệu rối loạn thần kinh
Một số bệnh rối loạn thần kinh có thể gây suy giảm trí nhớ và nhận thức.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh

Các rối loạn thần kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhiều rối loạn là bẩm sinh, một số khác xuất hiện sau khi sinh. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây rối loạn thần kinh không được xác định rõ (vô căn). Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây rối loạn thần kinh:

  • Yếu tố di truyền như bất thường gen, bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn chuyển hóa hoặc dị tật bẩm sinh
  • Yếu tố ngoại cảnh như môi trường sống (nhiều hóa chất độc hại), các tác nhân xã hội khác
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh
  • Tình trạng nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch
  • Các chất kích thích và các loại rượu bia có nồng độ cồn cao
  • Các chấn thương khác như chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống…

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Những người trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh liên quan tới thoái hóa hệ thần kinh như Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…cao hơn người trẻ. 
  • Thuốc lá và các chất gây nghiện: Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, người hút thuốc lá và sử dụng các chất gây nghiện có nguy cơ bị rối loạn thần kinh cao hơn người không hút thuốc, không sử dụng chất gây nghiện.

Tiên lượng của các rối loạn thần kinh

Tiên lượng của các rối loạn thần kinh khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh cụ thể:

  • Các bệnh thoái hóa hệ thần kinh như Alzheimer: Tuổi càng cao, tiên lượng càng xấu, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. 
  • Nhóm bệnh rối loạn thần kinh do di truyền: Phát hiện càng sớm, kết quả điều trị càng khả quan.
  • Rối loạn co giật: Những bệnh nhân mắc bệnh động kinh thường có tiên lượng tốt hơn 2 nhóm bệnh nêu trên. Bệnh nhân động kinh hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh thông qua việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. 
  • Các tổn thương ở não bộ như chấn thương sọ não, u não hoặc ung thư não có thể đe dọa tính tới tính mạng của bệnh nhân. Nếu được phát hiện sớm thì cơ hội sống sót của bệnh nhân thuộc nhóm này sẽ cao hơn.

Phương pháp chẩn đoán

Tùy vào dấu hiệu và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán rối loạn thần kinh khác nhau như:

  • Điện não đồ: Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn co giật, rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng hoặc viêm ảnh hưởng đến hoạt động của não.
  • Chụp mạch não: Chụp mạch não giúp bác sĩ phát hiện và xác định những vị trí bất thường (bị hẹp, phình, dị dạng, tắc nghẽn) trong mạch máu não. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này có thể được sử dụng để phát hiện xuất huyết trong não, các bất thường về mạch máu, u não, tổn thương não do chấn thương…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh chi tiết của các cơ quan, mô, dây thần kinh và xương. MRI được sử dụng để chẩn đoán đột quỵ, chấn thương sọ não, khối u ở não và tủy sống, bất thường mạch máu, tổn thương não liên quan đến động kinh, một số rối loạn thoái hóa thần kinh…
  • Chọc dò tủy sống: Để lấy mẫu dịch não tủy và kiểm tra xem bệnh nhân có đang bị xuất huyết não, nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác hay không.
Chẩn đoán rối loạn thần kinh
Nhiều phương pháp khác nhau như điện não đồ, chụp mạch não, chụp CT, chụp MRI, chọc dò tủy sống… có thể được dùng để chẩn đoán rối loạn thần kinh.

Làm gì khi bị rối loạn thần kinh? Các phương pháp điều trị

Ngay khi có các dấu hiệu của rối loạn thần kinh hoặc nghi ngờ bản thân mắc các bệnh liên quan tới rối loạn thần kinh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và xác định mức độ của bệnh. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất trong từng trường hợp.
Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn thần kinh, các phương pháp này sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Thông thường, các phương pháp chính bao gồm:

  • Phục hồi chức năng thần kinh: Nhằm phục hồi hoặc giảm thiểu các tổn thất về mặt thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh cũng như như gia đình của người bệnh.
  • Sử dụng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật: Nhằm giảm bớt các triệu chứng trong một số trường hợp.
  • Cai rượu, bia: Đối với các trường hợp rối loạn thần kinh do nghiện rượu, bia.
  • Cai các chất gây ảo giác mạnh

Cách ngăn ngừa rối loạn thần kinh

Chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng mà bệnh mang lại. Duy trì sức khỏe tốt cũng như xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học góp một phần không nhỏ trong công cuộc ngăn ngừa rối loạn thần kinh.

  • Duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định cho dù bạn có đang bị đái tháo đường hay không bằng cách hạn chế đồ ngọt, chất béo, tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây,…
  • Giữ huyết áp luôn ổn định
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất gây ảo giác có hại cho hệ thần kinh
  • Tăng cường vận động thể chất qua các bài tập thể dục hàng ngày, đi bộ, vận động nhẹ…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các dưỡng chất cần thiết nạp vào cơ thể.

Hy vọng bài viết này, Bảo hiểm trực tuyến Bowtie đã giúp bạn hiểu hơn về rối loạn thần kinh. Bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh đều có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa các  bệnh về hệ thần kinh. Đồng thời, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm để được điều trị kịp thời khi mắc bệnh.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Sơ cứu đột quỵ: Phải vừa nhanh vừa đúng Sơ cứu đột quỵ: Phải vừa nhanh vừa đúng
Bệnh về hệ thần kinh

Sơ cứu đột quỵ: Phải vừa nhanh vừa đúng

Bệnh đa xơ cứng có chết không? Bệnh đa xơ cứng có chết không?
Bệnh về hệ thần kinh

Bệnh đa xơ cứng có chết không?

10 triệu chứng bệnh Alzheimer và biểu hiện qua từng giai đoạn 10 triệu chứng bệnh Alzheimer và biểu hiện qua từng giai đoạn
Bệnh về hệ thần kinh

10 triệu chứng bệnh Alzheimer và biểu hiện qua từng giai đoạn

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK