Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? 9 thực phẩm nên bổ sung

“Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu?” là câu hỏi thường gặp của những bệnh nhân đang phải đối mặt với căn bệnh này. Bỏ túi ngay danh sách các loại thực phẩm giúp tăng tiểu cầu sẽ hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết cải thiện lượng tiểu cầu trong cơ thể và hạn chế các biến chứng do giảm tiểu cầu gây ra.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-07
Cập nhật ngày 2023-07-07
Nội dung chính
Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?Người bị sốt xuất huyết nên ăn uống gì để tăng tiểu cầu?
Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? 9 thực phẩm nên bổ sung

Vậy bạn nên ăn gì để tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu về các loại thực phẩm mà người bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết nên bổ sung cũng như nên tránh.

Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Giảm tiểu cầu trong máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết là tình trạng số lượng tiểu cầu giảm thấp hơn 150.000 tiểu cầu/microlit máu. Đây là một vấn đề rất thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu, khả năng chống nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng chảy máu từ nhẹ đến nặng. Một số trường hợp giảm tiểu cầu gây chảy máu nặng như thoát huyết tương qua thành mạch, chảy máu cơ và phần mềm, chảy máu trong nội tạng, xuất huyết não và dễ dẫn đến suy nhiều cơ quan như hệ hô hấp, tim, gan…

Theo đó, số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể giảm do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường được nhắc đến là:

  • Virus tấn công và phá hủy tiểu cầu
  • Kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại virus sốt xuất huyết tấn công các tế bào tiểu cầu
  • Tiểu cầu bị các tế bào bạch cầu phá hủy
  • Sốt xuất huyết gây ức chế tế bào tủy xương, nơi sản xuất tiểu cầu
  • Bệnh làm tăng kết dính tiểu cầu với các tế bào nội mạch

Khi bị giảm tiểu cầu, bệnh nhân sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, thường gặp nhất là chảy máu. Bệnh nhân có thể chảy máu ở dưới da, niêm mạc, ruột và cơ quan nội tạng với các biểu hiện như xuất hiện nốt xuất huyết nhỏ hoặc bầm tím trên da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng, nôn ra máu, đi tiểu ra máu, phân có máu… Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, nhìn mờ, đau bụng, thay đổi huyết áp khi bị giảm tiểu cầu.

Người bị sốt xuất huyết nên ăn uống gì để tăng tiểu cầu?

Người bị sốt xuất huyết cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe và số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Trong phần tiếp theo, Bowtie sẽ giới thiệu đến bạn những dưỡng chất, các loại thực phẩm mà người đang bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết nên bổ sung cũng như hạn chế.

Các dưỡng chất giúp tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết

Người sốt xuất huyết thường dễ bị xuất huyết dưới da và giảm tiểu cầu. Việc bổ sung một số dưỡng chất sau đây có thể giúp tăng tiểu cầu trong trường hợp này:

  • Vitamin B12: Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tiểu cầu cũng như giữ cho các tế bào này khỏe mạnh. Việc bổ sung vitamin B12 cho người bệnh sốt xuất huyết có thể góp phần tăng số lượng tiểu cầu.
  • Sắt: Không chỉ quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu, sắt là một thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất tiểu cầu. Ngoài ra, sắt còn cung cấp năng lượng và giúp tiểu cầu hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu có thể bổ sung sắt để giúp tăng chỉ số này.
  • Folate: Đây là một loại vitamin B có vai trò sửa chữa và hỗ trợ sự phát triển của các tế bào máu, bao gồm cả tiểu cầu. Bổ sung folate sẽ giúp tăng tiểu cầu và giảm nguy cơ chảy máu.
  • Vitamin C: Vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, cải thiện sự thiếu hụt sắt và tình trạng giảm tiểu cầu. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tiểu cầu kết tụ lại với nhau, từ đó hỗ trợ quá trình đông máu diễn ra hiệu quả hơn. 
  • Vitamin D: Vitamin D giúp tạo tủy xương – mô xốp bên trong xương có chức năng sản xuất tiểu cầu và các tế bào máu khác. Việc bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể trong giai đoạn sốt xuất huyết sẽ giúp tăng hình thành tủy xương và từ đó tăng số lượng tiểu cầu được sản xuất ra.
  • Omega 3: Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung omega-3 ở mức độ vừa phải sẽ mang lại tác động tích cực trong việc tăng số lượng tiểu cầu, đồng thời có khả năng giảm viêm và cải thiện chất lượng tiểu cầu.

Các loại thực phẩm giúp tăng tiểu cầu

Nếu bạn đang loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi “Người bệnh sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nên ăn gì để tăng tiểu cầu?” thì dưới đây là 9 loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung:

1. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai có chứa nhiều protein, axit amin và đặc biệt là vitamin K, vitamin B12. Vitamin K đóng vai trò “then chốt” trong quá trình đông máu. Trong khi đó, vitamin B12 có khả năng giúp cơ thể tăng sản xuất tiểu cầu, từ đó cải thiện số lượng tế bào máu này.

Sốt xuất huyết nên ăn uống gì để tăng tiểu cầu? Sữa và các sản phẩm từ sữa
Uống sữa có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

2. Rau xanh

Rau xanh như cải bó xôi, húng quế, cần tây, măng tây, bắp cải, cải xoong có chứa nhiều axit folic, sắt, vitamin C và vitamin K, giúp tăng sản xuất cũng như cải thiện chất lượng tiểu cầu.

Đầu tiên, axit folic là một chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sự phân chia tế bào, từ đó hỗ trợ quá trình sản xuất tiểu cầu. Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng khác trong quá trình sản xuất tiểu cầu. 

Ngoài ra, rau xanh còn chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp cải thiện chất lượng tiểu cầu và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Vitamin K trong rau xanh cũng hỗ trợ quá trình đông máu để hạn chế hiện tượng chảy máu do giảm tiểu cầu.

3. Chiết xuất lá đu đủ

Chiết xuất lá đu đủ chứa các hoạt chất sinh học như tannin, papain, chymopapain và các enzyme protease khác có khả năng hỗ trợ quá trình sản xuất tiểu cầu trong tủy xương. Ngoài ra, các enzyme có trong lá đu đủ còn cải thiện các yếu tố đông máu và đảo ngược tổn thương gan do virus. 

4. Lựu

Trái lựu có chứa nhiều chất chống oxy hóa và axit ellagic, có tác dụng giúp tăng sản xuất và cải thiện chất lượng tiểu cầu. Ngoài ra, lựu cũng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vitamin C có khả năng tăng hấp thu sắt trong cơ thể và từ đó tăng sản xuất tiểu cầu. Ngoài ra, vitamin C trong lựu cũng tăng cường miễn dịch và giúp hỗ trợ cơ thể chống chọi với virus gây sốt xuất huyết.

5. Bí đỏ

Bí đỏ cũng là một câu trả lời cho câu hỏi “Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu?”. Nhờ hàm lượng vitamin A và axit folic dồi dào, bí đỏ sẽ giúp tăng sản xuất tiểu cầu cho người bệnh bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết. 

6. Kiwi

Kiwi chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình sản xuất tiểu cầu. Ngoài ra, loại vitamin này còn thúc đẩy chức năng bình thường của tiểu cầu bằng cách cho phép chúng tập hợp và kết dính với nhau.

7. Mầm non lúa mì

Mầm non lúa mì chứa nhiều chất diệp lục có cấu trúc tương tự như huyết sắc tố trong máu. Chính vì vậy, mầm non lúa mì cực kỳ có lợi khi bạn muốn tăng số lượng tiểu cầu cũng như hồng cầu, bạch cầu trong máu. 

8. Sô-cô-la đen

Sô-cô-la đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó đáng chú ý là flavonoid, một hợp chất có khả năng tăng sản xuất tiểu cầu trong cơ thể. Ngoài ra, sô-cô-la đen còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, magie, đồng và mangan – các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản xuất tiểu cầu. Tuy nhiên bạn nên ăn sô-cô-la đen với một lượng vừa phải vì có thể làm thay đổi màu sắc của dịch nôn, nước tiểu hoặc phân và khiến việc theo dõi bệnh của bác sĩ bị ảnh hưởng.

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Sô cô la đen
Sô-cô-la đen giúp tăng tiểu cầu nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì có thể làm thay đổi màu sắc của dịch nôn, nước tiểu hoặc phân.

9. Nước dừa

Nếu bạn tự hỏi “Người bệnh sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nên ăn uống gì để tăng tiểu cầu?” thì hãy bổ sung ngay nước dừa vào thực đơn ăn uống. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nước dừa làm tăng đáng kể số lượng tiểu cầu và mức fibrinogen. Hơn thế nữa, nước dừa còn làm giảm thời gian chảy máu và tăng tốc độ đông máu.

Ngoài ra, nước dừa còn rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì giúp bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho cơ thể. Theo đó, bạn nên uống 1 – 2 ly nước dừa mỗi ngày khi bị sốt xuất huyết.

Thực phẩm mà người bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết cần tránh

Bên cạnh việc biết người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu, bạn cũng cần biết những loại thực phẩm nên tránh trong trường hợp này. Theo đó, người bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết cần tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe sau:

  • Đồ uống chứa cồn: Việc uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn có thể làm giảm số lượng tiểu cầu theo nhiều cách. Việc này dẫn đến thiếu hụt folate, ức chế tủy xương, tăng khả năng chảy máu và đóng vai trò trong cái chết của tiểu cầu.
  • Thức ăn chứa quinine: Quinine là một chất có trong nhiều loại đồ uống (như nước tăng lực) và thuốc. Hợp chất này có liên quan đến sự phá hủy tiểu cầu. 
  • Thực phẩm chứa aspartame: Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng trong nhiều sản phẩm như đồ uống có ga, kẹo cao su, kem… Dù cần phải nghiên cứu thêm nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng aspartame có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng giảm tiểu cầu.
  • Các loại thực phẩm khác: Theo một vài nghiên cứu, một số loại thực phẩm khác có khả năng gây giảm số lượng tiểu cầu hoặc làm rối loạn chức năng của tiểu cầu. Các loại thực phẩm này có thể kể đến là nước ép nam việt quất, sữa bò, sốt mè, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.

Trên đây là những dưỡng chất và các loại thực phẩm giúp bạn trả lời câu hỏi “Người bệnh sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nên ăn gì để tăng tiểu cầu?”. Theo đó, để tăng số lượng tiểu cầu và ngăn ngừa nguy cơ chảy máu cũng như các biến chứng nặng khác, bạn hãy cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống. Ngoài ra, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Đái tháo đường type 1 và 2 có giống nhau không? Đái tháo đường type 1 và 2 có giống nhau không?
Các bệnh lý khác

Đái tháo đường type 1 và 2 có giống nhau không?

Làm thế nào nhận biết các triệu chứng hen suyễn (hen phế quản)? Làm thế nào nhận biết các triệu chứng hen suyễn (hen phế quản)?
Các bệnh lý khác

Làm thế nào nhận biết các triệu chứng hen suyễn (hen phế quản)?

Chữa bệnh giang mai ở nam giới - Muốn hiệu quả cần điều trị đúng Chữa bệnh giang mai ở nam giới - Muốn hiệu quả cần điều trị đúng
Các bệnh lý khác

Chữa bệnh giang mai ở nam giới - Muốn hiệu quả cần điều trị đúng

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK