Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Trĩ ngoại và những điều cần biết

Khác với trĩ nội, các búi trĩ ngoại được hình thành ở phía dưới đường lược và có thể gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Nếu không có biện pháp xử lý sớm, trĩ ngoại còn dẫn đến một số biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-12-14
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Trĩ ngoại là gì?Dấu hiệu bệnh trĩ ngoạiNguyên nhân gây trĩ ngoạiPhương pháp chẩn đoán trĩ ngoạiPhương pháp điều trị trĩ ngoạiCâu hỏi thường gặp về trĩ ngoại
Trĩ ngoại và những điều cần biết

Vậy cụ thể, trĩ ngoại là gì? Làm cách nào để nhận biết và điều trị căn bệnh này? Mời bạn cùng Bowtie tìm hiểu thêm về trĩ ngoại trong bài viết dưới đây nhé.

Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại được hiểu là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược (đường hình răng cưa, ranh giới giữa trực tràng và hậu môn), nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Búi trĩ được hình thành do các cụm tĩnh mạch ở bờ hậu môn bị phình ra và căng giãn quá mức vì liên tục chịu nhiều áp lực. Ban đầu, búi trĩ có kích thước nhỏ, thường chỉ bằng hạt đậu. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý, chúng có thể phát triển to dần. 

Các chuyên gia chia trĩ ngoại thành 4 cấp độ tương ứng với 4 giai đoạn của bệnh: 

  • Cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh khi búi trĩ bắt đầu hình thành, có kích thước nhỏ bằng hạt đậu. Người bệnh có thể cảm thấy hơi cộm ở hậu môn khi ngồi, đồng thời xuất hiện một ít máu khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Lúc này, búi trĩ bắt đầu phát triển to hơn, kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Đây là giai đoạn người bệnh có thể bị chảy máu nhiều hơn khi đi đại tiện, đồng thời bị đau và khó chịu ở vùng hậu môn. 
  • Cấp độ 3: Ở giai đoạn này, búi trĩ đã phát triển to, sa ra ngoài và gây tắc nghẽn hậu môn. Do kích thước búi trĩ lớn nên bệnh nhân thường cảm thấy đau đớn, khó chịu và dễ bị chảy máu khi đi đại tiện hoặc khi búi trĩ cọ xát vào quần.  
  • Cấp độ 4: Khi tiến triển đến cấp độ 4, các búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, có thể bị viêm nhiễm, lở loét và sưng đau. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để điều trị. 
Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Tìm hiểu về trĩ - "nỗi đau" thầm kín của nhiều người

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại tương đối dễ nhận biết bởi búi trĩ nằm ngay gần ống hậu môn. Một số triệu chứng của bệnh trĩ ngoại bao gồm: 

  • Cảm nhận hoặc sờ thấy một khối thịt thừa bất thường ở hậu môn
  • Cảm thấy đau rát, khó chịu hoặc ngứa ngáy ở khu vực hậu môn
  • Da ở vùng hậu môn sưng viêm, đỏ và phù nề
  • Vùng hậu môn ẩm ướt, thậm chí có mùi hôi và dễ bị viêm nhiễm
  • Đi đại tiện ra máu, ban đầu có thể thấy một ít máu dính trên phân hoặc xuất hiện trên khăn giấy, bồn cầu nhưng khi búi trĩ phát triển lớn, máu có nguy cơ chảy thành giọt hoặc phun thành tia 
  • Đau, nóng rát khi đi đại tiện
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại gây ra cảm giác đau đớn, vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt.

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Trĩ ngoại xảy ra khi các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị phình và căng giãn quá mức do chịu nhiều áp lực lặp đi lặp lại. Một số nguyên nhân có thể góp phần gây bệnh trĩ ngoại là:

  • Thường xuyên căng thẳng khi đi tiêu
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu 
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • Mắc một số bệnh lý khác như viêm trực tràng mạn tính, lỵ, bệnh ruột kích thích, hen phế quản, giãn phế quản…
  • Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn
  • Thói quen ít vận động gây ảnh hưởng đến nhu động ruột, làm tăng nguy cơ táo bón
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ 
  • Mang thai và sinh con
  • Thường xuyên quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Nâng vật nặng thường xuyên

Phương pháp chẩn đoán trĩ ngoại

Trĩ ngoại thường được chẩn đoán dễ dàng, nhanh chóng hơn so với trĩ nội, thông qua các phương pháp như: 

  • Thăm khám hậu môn: Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám vùng hậu môn để quan sát đám rối tĩnh mạch. Đối với trĩ ngoại, đám rối sẽ lòi hẳn ra bên ngoài, bề mặt khô, sẫm đỏ. Trong trường hợp có huyết khối, búi trĩ xuất hiện những nốt màu tím thẫm, có cảm giác cứng chắc và gây đau khi chạm vào. 
  • Khai thác triệu chứng: Ngoài việc thăm khám trực tràng – hậu môn, bác sĩ còn thăm hỏi để xem bệnh nhân có gặp phải các triệu chứng điển hình của bệnh hay không. 
  • Nội soi trực tràng – hậu môn: Đối với trĩ ngoại, phương pháp này được thực hiện để loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra những triệu chứng tương tự như ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư ống hậu môn, viêm ống hậu môn, sa trực tràng…

Phương pháp điều trị trĩ ngoại

Các triệu chứng của trĩ ngoại có thể được cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu chúng trở nên tồi tệ và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa hơn.

Thay đổi lối sống

Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Theo đó, bạn cần thay đổi:

  • Chế độ ăn uống: Bệnh nhân cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây…, đồng thời uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tránh táo bón. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn. 
  • Chế độ sinh hoạt: Người bệnh trĩ ngoại cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, không sử dụng chất kích thích, không thức khuya. Hãy thường xuyên ngâm hậu môn trong chậu nước ấm pha loãng muối để giúp vệ sinh, khử khuẩn. Tắm rửa, làm sạch vùng hậu môn hằng ngày bằng khăn bông mềm, không nên dùng khăn lau có cồn hoặc giấy vệ sinh. Khi bị sưng tấy, bệnh nhân có thể sử dụng đá lạnh để chườm nhằm giảm đau, giảm sưng hậu môn.  
Phương pháp điều trị trĩ ngoại
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ ngoại hiệu quả.

Dùng thuốc

Nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để giảm cảm giác đau, khó chịu và các triệu chứng khác do trĩ ngoại gây ra nhưng không thể điều trị triệt để bệnh. Các loại thuốc này bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giảm viên
  • Kháng sinh
  • Thuốc mỡ, kem bôi… để làm giảm cảm giác đau, khó chịu 

Điều trị ngoại khoa, phẫu thuật

Hiện nay, nhiều phương pháp ngoại khoa, phẫu thuật cũng có thể được áp dụng để điều trị trĩ ngoại. Tùy mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau. Các phương pháp này bao gồm:

  • Thắt trĩ bằng vòng cao su
  • Tiêm xơ
  • Điện trị liệu
  • Quang đông hồng ngoại
  • Phẫu thuật cắt trĩ
  • Phương pháp Longo
  • Thắt động mạch trĩ

Câu hỏi thường gặp về trĩ ngoại

Trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Dù không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng trĩ ngoại vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Theo đó, các biến chứng của trĩ ngoại bao gồm:

  • Tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ
  • Thiếu máu mạn tính
  • Viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ
  • Rối loạn chức năng hậu môn
  • Nhiễm trùng máu
  • Dẫn đến một số bệnh phụ khoa ở nữ giới do hậu môn và âm đạo khá gần nhau
Làm cách nào để phòng ngừa trĩ ngoại?

Một số phương pháp đơn giản sau đây sẽ giúp bạn phòng ngừa trĩ ngoại hiệu quả:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện, đi ngay khi mắc, tránh ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Điều trị hiệu quả các bệnh lý khác, đặc biệt là tiêu chảy và táo bón mạn tính

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh trĩ ngoại. Dù không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng trĩ ngoại có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn hãy cố gắng xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp để phòng ngừa bệnh trĩ nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Điều trị bệnh giang mai hiệu quả với 7 phương pháp đơn giản này! Điều trị bệnh giang mai hiệu quả với 7 phương pháp đơn giản này!
Các bệnh lý khác

Điều trị bệnh giang mai hiệu quả với 7 phương pháp đơn giản này!

Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp
Các bệnh lý khác

Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp

Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Tham khảo ngay 11 địa chỉ uy tín Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Tham khảo ngay 11 địa chỉ uy tín
Các bệnh lý khác

Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Tham khảo ngay 11 địa chỉ uy tín

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK