Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Viêm amidan là gì? Bệnh có biểu hiện ra sao và điều trị thế nào?

Nếu bạn thường xuyên bị đau họng, khó nuốt và khó thở thì hãy cẩn thận, đó có thể là dấu hiệu của viêm amidan. Bệnh lý này có nhiều biểu hiện giống với viêm họng nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu không điều trị, bệnh có khả năng gây viêm nhiễm nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-06-17
Cập nhật ngày 2023-06-17
Nội dung chính
Viêm amidan là gì?Phân loại bệnh viêm amidanNguyên nhân gây viêm amidan là gì? Ai có khả năng cao mắc bệnh?Bên cạnh sốt và ho, đâu là triệu chứng thường gặp của viêm amidan?Bệnh viêm amidan có lây không?Viêm amidan có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán viêm amidanLàm thế nào để điều trị viêm amidan? Khi nào cần phẫu thuật?
Viêm amidan là gì? Bệnh có biểu hiện ra sao và điều trị thế nào?

Vậy viêm amidan là gì? Biểu hiện của bệnh ra sao? Khi nào mới cần phẫu thuật để cắt bỏ amidan? Mời bạn cùng Bowtie tìm hiểu các thông tin chi tiết về viêm amidan trong bài viết sau đây nhé!

Viêm amidan là gì?

Amidan là tổ chức lympho nằm ở phía sau cổ họng (hầu họng), mỗi amidan nằm ở một bên. Tổ chức này là một phần của hệ thống miễn dịch, đóng vai trò ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại qua đường miệng bằng cách sản xuất ra kháng thể. Khi amidan không có đủ sức để chống lại các tác nhân gây hại, chúng sẽ bị “tấn công” và viêm. 

Trường hợp viêm amidan nhẹ thường gây sưng đỏ và đau ở cổ họng. Nếu bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có thể thấy họng xuất hiện dịch mủ, các điểm trắng nhỏ hoặc một lớp dịch phủ màu trắng/vàng ở amidan. 

Phân loại bệnh viêm amidan

Dựa trên thời gian bệnh mà viêm amidan được chia thành 3 loại chính:

  • Viêm amidan cấp tính: Loại này thường liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng đa số chỉ kéo dài từ ba ngày đến hai tuần.
  • Viêm amidan tái phát: Đúng như tên gọi, viêm amidan tái phát là dạng bệnh tái phát thường xuyên, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Bệnh nhân có khả năng bị viêm amidan nhiều lần trong năm, mỗi lần bệnh kéo dài khoảng hai tuần.
  • Viêm amidan mạn tính: Triệu chứng viêm amidan mạn tính thường nhẹ hơn so với viêm amidan cấp tính nhưng thời gian bệnh sẽ dài hơn.

Nguyên nhân gây viêm amidan là gì? Ai có khả năng cao mắc bệnh?

Bất kể nam hay nữ, già hay trẻ, đều có khả năng bị viêm amidan. Tuy nhiên, trẻ em từ 5 đến 15 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn cả. 

Nguyên nhân gây viêm amidan thường là nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trong đó, nhiễm virus thường gặp hơn. Virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thông thường như virus cúm, virus cảm lạnh là những nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan. Trong khi đó, các chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Streptococcus và Staphylococcus.

Bên cạnh sốt và ho, đâu là triệu chứng thường gặp của viêm amidan?

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của bệnh:

  • Amidan sưng đỏ
  • Có các đốm hoặc lớp dịch phủ màu trắng hay vàng trên amidan
  • Đau họng, khó nuốt, đau khi nuốt
  • Sốt
  • Hạch bạch huyết ở cổ sưng to
  • Giọng nói bị khàn, nếu nghiêm trọng có thể gây mất giọng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau đầu, đau cổ, cứng cổ
  • Đau tai

Các triệu chứng của viêm amidan khá giống với viêm họng nên thường khiến nhiều người nhầm lẫn. Bảng dưới đây sẽ điểm qua một số khác biệt giữa 2 bệnh lý này:

Viêm amidan

Viêm họng

Nguyên nhân  Có thể là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn Thường là do nhiễm virus
Vị trí xuất hiện triệu chứng Hai bên họng, có thể đau một bên hoặc cả hai bên cùng một lúc Giữa họng
Triệu chứng chính
  • Hai bên họng sưng đau
  • Bên ngoài amidan xuất hiện các đốm hoặc lớp dịch phủ trắng
  • Họng ngứa, đỏ, nóng rát và khô
  • Ho
Phương pháp điều trị Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau không steroid, thuốc kháng sinh Thuốc chống viêm, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau họng

Bệnh viêm amidan có lây không?

Bệnh viêm amidan không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, các loại virus và vi khuẩn gây bệnh có khả năng truyền từ người này sang người khác thông qua các con đường:

  • Hít phải các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi
  • Chạm vào bề mặt bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, sau đó đưa tay chạm lên mũi hoặc miệng
  • Hôn hoặc dùng chung đồ dùng, thức ăn và đồ uống với người bệnh
  • Tiếp xúc gần với người bệnh

Vì vậy, để phòng ngừa bệnh, bạn cần rửa tay thường xuyên. Nếu có các triệu chứng của viêm amidan, bạn nên nghỉ ngơi ở nhà hoặc đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh lây nhiễm cho người khác. 

Viêm amidan có nguy hiểm không?

Một số trường hợp viêm amidan nhẹ có thể không cần dùng thuốc. Việc áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà như súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục. 

Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày mà không cải thiện, bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị. Bởi nếu không chữa trị kịp thời, viêm amidan có thể phát triển thành viêm amidan mủ khó chữa và lan ra các vùng khác, gây nhiều vấn đề nguy hiểm hơn:

Bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Viêm amidan mủ Viêm amidan không được điều trị triệt để dẫn đến vi khuẩn tích tụ và hình thành các khối mủ vón cục như bã đậu ở amidan. Sưng amidan và xuất hiện mủ, đau họng, khó nuốt, sốt cao, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
Sỏi amidan Viêm amidan mạn tính có thể dẫn đến sỏi amidan. Đây là những mẩu vi khuẩn, virus và mảng vụn cứng, bị vôi hóa trong các ngóc ngách của amidan. Tình trạng này có thể gây nên cảm giác khó chịu ở họng, đau khi nuốt thức ăn, hôi miệng và xuất hiện những viên sỏi nhỏ màu trắng hoặc vàng trong hốc amidan.

Ngoài ra, viêm amidan còn có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng khác như nhiễm trùng máu, áp xe quanh amidan, sốt thấp khớp, hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, nhiễm trùng lan rộng… Nếu nhận thấy tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện triệu chứng khó thở, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Phương pháp chẩn đoán viêm amidan

Dù là một bệnh lý tai mũi họng nhưng viêm amidan có thể được chẩn đoán bởi các bác sĩ gia đình. Các bác sĩ sẽ thăm khám và cho bạn sử dụng thuốc. Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và theo dõi. Ngoài ra, bệnh nhân mắc viêm amidan tái phát hoặc mạn tính cũng cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách:

  • Sử dụng đèn và các dụng cụ chuyên dụng để quan sát vùng họng của bệnh nhân nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh như amidan sưng đỏ, xuất hiện đốm trắng ở vùng amidan…
  • Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng khác mà họ gặp phải như sốt, ho, sổ mũi, phát ban…
  • Kiểm tra tai và mũi để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng khác
  • Sờ vào hai bên cổ để xem các hạch bạch huyết có sưng và mềm không

Sau khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ cần xác định nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn hay virus bằng cách phết dịch ở họng và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Trong một số trường hợp, xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện.

Phương pháp chẩn đoán viêm amidan
Bác sĩ có thể sờ vào hai bên cổ để xem các hạch bạch huyết có sưng và mềm không.

Làm thế nào để điều trị viêm amidan? Khi nào cần phẫu thuật?

Đối với bệnh nhân viêm amidan cấp tính, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh. Đa số bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong vòng một tuần. Ngược lại, đối với tình trạng viêm amidan tái phát, viêm amidan mạn tính hoặc xuất hiện các biến chứng, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ amidan. 

Viêm amidan là một bệnh lý quen thuộc, đặc biệt ở trẻ em. Dù bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng bạn không được vì thế mà chủ quan. Bạn hãy đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, đặc biệt nếu các triệu chứng này kéo dài và tồi tệ hơn theo thời gian.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh sốt xuất huyết có lây không và lây qua đường nào? Bệnh sốt xuất huyết có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Bệnh sốt xuất huyết có lây không và lây qua đường nào?

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cúm A an toàn, tránh lây nhiễm Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cúm A an toàn, tránh lây nhiễm
Các bệnh lý khác

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cúm A an toàn, tránh lây nhiễm

Sốt xuất huyết: Bệnh truyền nhiễm bùng phát mỗi mùa mưa Sốt xuất huyết: Bệnh truyền nhiễm bùng phát mỗi mùa mưa
Các bệnh lý khác

Sốt xuất huyết: Bệnh truyền nhiễm bùng phát mỗi mùa mưa

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK