Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Bạn có sở hữu yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Hiện nay, sự xuất hiện mạnh mẽ của các yếu tố nguy cơ tim mạch đang khiến bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-10-26
Cập nhật ngày 2023-05-16
Nội dung chính
Các yếu tố không thể thay đổi đượcCác yếu tố có thể thay đổi được

Bạn có sở hữu yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch (CVD) là thuật ngữ chung để mô tả các vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến tim và hệ thống tuần hoàn, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại vi, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… 

Nhìn chung, xơ vữa động mạch là một trong các nguyên nhân gây bệnh tim mạch phổ biến nhất. Đây là tình trạng chất béo, canxi, fibrin và các chất thải khác có trong máu tích tụ trên thành động mạch, tạo thành các mảng xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa này làm thành động mạch dày lên, lòng mạch bị thu hẹp và khiến lưu lượng máu bị hạn chế. Thỉnh thoảng, mảng xơ vữa cũng có thể vỡ ra, dẫn đến sự hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc nghẽn và ngăn chặn dòng chảy của máu đi khắp cơ thể.

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn. Yếu tố nguy cơ tim mạch có thể là các tác nhân gây hại cho tim mạch hoặc bất kỳ đặc điểm nào có khả năng phát triển thành bệnh lý tim mạch. Bạn sở hữu càng ít các yếu tố này thì rủi ro mắc bệnh càng thấp. 

Mặc dù một số yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được nhưng bạn có thể kiểm soát các yếu tố còn lại để phòng bệnh và giảm thiểu rủi ro liên quan đến bệnh lý tim mạch. Để làm được điều này, mời bạn hãy cùng Công ty Bowtie tìm hiểu thêm về các yếu tố nguy cơ tim mạch trong bài viết dưới đây nhé!

Các yếu tố không thể thay đổi được

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch mà bạn không thể thay đổi được:

Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo đó, cơ tim và thành động mạch có thể trở nên dày cứng cũng như kém linh hoạt hơn khi chúng ta già đi. Điều này khiến cho hoạt động bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được
Người lớn tuổi thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Giới tính

Nguy cơ phát triển bệnh tim mạch khi trẻ tuổi ở nam giới được xem là cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, kết quả có thể đảo ngược dần khi phụ nữ bắt đầu bước sang độ tuổi mãn kinh. Đến sau 65 tuổi, rủi ro mắc bệnh tim mạch giữa nam và nữ gần như bằng nhau trong điều kiện tương đồng về các yếu tố nguy cơ còn lại. Mặt khác, bệnh tim mạch có thể gây ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn và nghiêm trọng hơn nam giới.

Chủng tộc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người gốc Nam Á, Châu Phi da đen, Châu Phi Caribe và cư dân trên đảo Torres Strait sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Tiền sử gia đình

Bạn thường có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tim mạch hơn nếu như cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình từng được chẩn đoán mắc các bệnh tim mạch trước 55 tuổi. 

Các yếu tố có thể thay đổi được

Bên cạnh các yếu tố không thể thay đổi được ở trên, bạn có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch sau đây để hạn chế khả năng mắc bệnh: 

Huyết áp cao

Chỉ số huyết áp bình thường đối với một người trưởng thành khỏe mạnh là 120/80mmHg. Huyết áp cao hơn mức này có thể gây ra gánh nặng cho tim và động máu, đồng thời làm tăng tốc độ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, áp lực tuần hoàn cao có thể phá hỏng các mạch máu và tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển.

Hút thuốc lá

Các chất độc hại trong khói thuốc lá có thể làm hỏng và thu hẹp mạch máu, gây tắc nghẽn bên trong lòng mạch và làm gián đoạn lưu lượng máu chảy qua. Theo số liệu so sánh, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể cao hơn gấp đôi ở những người hút thuốc, kể cả các trường hợp hút thuốc thụ động.

Cholesterol cao

Tình trạng dư thừa cholesterol “xấu” (LDL-cholesterol) trong máu là nguyên nhân chính khiến chúng tích tụ ở thành mạch và gây xơ vữa động mạch. Nếu không được kiểm soát tốt, cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng như đột quỵ. 

Các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được
Mạch máu bị tắc nghẽn do sự hình thành mảng xơ vữa.

Đái tháo đường

Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, kéo dài là đặc trưng của bệnh lý đái tháo đường và cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa mạch máu, khiến chúng dễ bị tổn thương. Bệnh nhân mắc đái tháo đường không được kiểm soát tốt sẽ có rủi ro đối mặt với nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Lười vận động

Lười hoạt động thể chất khiến sức khỏe tổng thể bị giảm sút là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh tim mạch. Ngược lại, thường xuyên tham gia hoạt động thể chất có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế tăng huyết áp, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tình trạng tăng cholesterol và đái tháo đường. Không chỉ vậy, luyện tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh cho cơ tim và mạch máu, giúp chúng trở nên linh hoạt hơn và từ đó làm giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề bất thường.

Thừa cân hoặc béo phì

Trọng lượng cơ thể vượt mức bình thường có thể làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra một số rối loạn, lâu dần dẫn đến suy tim và đột quỵ. Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường, tăng huyết áp và tăng cholesterol, các tác nhân gây hại cho tim mạch.

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và bổ dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngược lại, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối, đường và ít chất xơ có thể dẫn đến béo phì, tăng huyết áp và tăng cholesterol. Tất cả những vấn đề này góp phần làm tăng nguy cơ gặp phải một số bệnh tim mạch.

Uống rượu bia

Việc uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim và đột quỵ. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên uống rượu bia với một lượng vừa phải, trung bình 1 – 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ.  

Căng thẳng

Mặc dù sự ảnh hưởng của căng thẳng cảm xúc đối với nguy cơ mắc bệnh tim mạch vẫn đang được nghiên cứu nhưng có một số ý kiến cho rằng, tình trạng căng thẳng có thể gây tăng nhịp tim, huyết áp và nhu cầu sử dụng oxy của tim, từ đó dẫn đến thiếu máu cục bộ.

Các yếu tố đông máu cũng xuất hiện nhiều hơn khi cơ thể căng thẳng, từ đó làm tăng khả năng hình thành cục máu đông. Ngoài ra, căng thẳng liên tục có thể làm hỏng mạch máu và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Sử dụng thuốc ngừa thai

Thuốc tránh thai chứa hàm lượng cao estrogen và progestin có thể là một trong các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch. Sử dụng các loại thuốc tránh thai này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở phụ nữ, đặc biệt là những người trên 35 tuổi có hút thuốc. 

Tóm lại, việc nhận biết và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được sẽ làm giảm đáng kể khả năng gặp phải các bệnh lý tim mạch của bạn. Nếu đang sở hữu các yếu tố nguy cơ này, bạn nên tìm cách cải thiện để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn nhé.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Thận trọng với 10 dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp
Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát): Mối nguy khôn lường cần lưu ý

Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp là gì? Hậu quả của bệnh tăng huyết áp

Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp khoa học giúp điều trị hiệu quả Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp khoa học giúp điều trị hiệu quả
Bệnh tim mạch

Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp khoa học giúp điều trị hiệu quả

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK