Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Người bị sốt xuất huyết có bị lại không? Làm gì để tránh tái nhiễm?

Sau khi bị sốt xuất huyết, một số người thường có khuynh hướng chủ quan, lơ là vì cho rằng đã bị một lần thì sẽ không bị lại. Thế nhưng, liệu suy nghĩ này có đúng? Người đã từng bị sốt xuất huyết rồi có thể bị lại lần 2, lần 3… nữa không?
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-15
Cập nhật ngày 2023-07-15
Nội dung chính
Người đã từng bị sốt xuất huyết khỏi rồi có bị lại không?Bệnh sốt xuất huyết có thể mắc lại mấy lần?Bị sốt xuất huyết lần 2, 3... có nguy hiểm không?Cách phòng ngừa nguy cơ tái mắc sốt xuất huyết
Người bị sốt xuất huyết có bị lại không? Làm gì để tránh tái nhiễm?

Sốt xuất huyết là bệnh lý mà bạn có thể mắc phải nếu bị muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết đốt. Thông thường, virus gây bệnh sốt xuất huyết là virus dengue được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt như Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, một phần Châu Á và một số quần đảo ở Thái Bình Dương. Việt Nam cũng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nên muỗi vằn phát triển rất nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa hàng năm. 

Sốt xuất huyết tương đối nguy hiểm nhưng nhiều người đã từng mắc bệnh lại có tâm lý chủ quan, cho rằng đã bị một lần thì không tái nhiễm. Tuy nhiên, liệu đã bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không? Nội dung trong bài viết dưới đây của Bowtie sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này nhé.

Người đã từng bị sốt xuất huyết khỏi rồi có bị lại không?

Thực tế, sẽ có rất nhiều người băn khoăn không biết đã từng bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không. Một số người cho rằng, nếu đã bị sốt xuất huyết một lần thì sẽ không bị lần 2 bởi cơ thể đã có kháng thể miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ đúng một phần và thực tế, người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ bị lại nhiều lần. 

Lý do là vì virus sốt xuất huyết dengue có nhiều chủng. Sau khi bị nhiễm lần đầu tiên, cơ thể bạn sẽ tạo ra kháng thể với chủng virus sốt xuất huyết bạn đã nhiễm. Nếu trong tương lai, bạn cũng tiếp xúc với chủng đã từng nhiễm trước đó thì sẽ không bị nhiễm lại. 

Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn tiếp xúc với một chủng khác thì vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Bởi các kháng thể đã tạo ra trước đó chỉ có khả năng chống lại chủng virus cũ chứ không thể ngăn ngừa các chủng mới. Vì vậy, thực tế, bạn vẫn sẽ có nguy cơ bị sốt xuất huyết lại dù đã từng mắc bởi ở Việt Nam, hiện đã lưu hành nhiều chủng virus sốt xuất huyết này. 

Bệnh sốt xuất huyết có thể mắc lại mấy lần?

Hiện nay, đã có 5 chủng virus sốt xuất huyết dengue được phân lập là DENV-1, DENV-2, DENV-3, DENV-4 và DEN-5. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một người có thể bị nhiễm tối đa 5 lần và mắc lại tối đa 4 lần thì mới có đủ 5 loại kháng nguyên tương ứng với 5 chủng virus sốt xuất huyết dengue này. 

Tuy nhiên, thực tế, chủng virus DENV-5 thường ít gặp. Bên cạnh đó, cũng ít người bị đến lần thứ 4 nên đa phần, một người thường chỉ mắc lại sốt xuất huyết từ 2 đến 3 lần. 

Bị sốt xuất huyết lần 2, 3... có nguy hiểm không?

Ở lần đầu tiên nhiễm sốt xuất huyết, bệnh nhân vốn đã có nhiều nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mất nước, xuất huyết, suy tạng… Đặc biệt, nguy cơ này sẽ càng tăng lên nếu bạn bị tái nhiễm một chủng virus sốt xuất huyết khác. Như vậy, đối với băn khoăn “Bị sốt xuất huyết rồi bị lại có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là có và lần nhiễm thứ 2, thứ 3 thậm chí còn nguy hiểm hơn so với lần nhiễm đầu tiên. 

Nguyên nhân của việc này được giải thích là do sự ảnh hưởng của miễn dịch chéo. Sau khi nhiễm lần đầu, cơ thể bạn đã có kháng thể chống lại chủng virus sốt xuất huyết đầu tiên. Khi nhiễm lần thứ 2, bạn bị tấn công bởi một chủng virus có kháng nguyên khác so với lần nhiễm đầu. Lúc này, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất ra một loại kháng thể mới để chống lại chủng virus thứ 2. 

Hai loại kháng thể khi cùng tồn tại, tác động song song lên cơ thể có khả năng gây ra xung đột chéo và tăng nguy cơ dẫn đến các phản ứng bất lợi như tăng cô đặc máu, tăng xuất huyết thành mạch… Từ đó, bệnh nhân dễ gặp phải các tình trạng như xuất huyết, choáng váng và nghiêm trọng hơn là trụy tim hay tử vong.

Người bị sốt xuất huyết có bị lại không và nguy hiểm như thế nào?
Nếu bị tái nhiễm sốt xuất huyết thì sẽ có nguy cơ bị nặng hơn so với lần đầu.

Cách phòng ngừa nguy cơ tái mắc sốt xuất huyết

Như đã đề cập ở trên, việc tái nhiễm sốt xuất huyết sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ hơn so với lần đầu. Vì vậy, nếu bạn đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đó thì tốt nhất đừng chủ quan, lơ là mà nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh, nhất là vào những tháng cao điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát. 

Muỗi vằn là vật trung gian lây truyền sốt xuất huyết nên cách tốt nhất để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh là thực hiện các biện pháp để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt. Nguyên tắc đầu tiên là bạn phải loại bỏ khả năng sinh sản của muỗi bằng các biện pháp như:

  • Diệt hết lăng quăng, đậy kín hoặc loại bỏ hết nước ở các chum, vại, chậu cây cảnh… bởi muỗi truyền bệnh rất thích đẻ trứng vào chỗ nước sạch hay nước mưa 
  • Nếu xung quanh nhà có các ao, mương nước… thì phải sử dụng chất diệt lăng quăng hoặc muối để rắc lên vùng có nước 1 lần/tuần 
  • Cọ rửa và thay nước vào các đồ chứa như bình hoa ít nhất 2 – 3 ngày 1 lần
  • Lật úp các vật dụng không sử dụng có thể gây đọng nước để không cho muỗi đẻ trứng
  • Thả cá vào các vật dụng chứa nước để cá diệt lăng quăng
  • Thu gom các đồ phế thải có khả năng chứa nước quanh nhà như lọ vỡ, chai vỡ…

Nguyên tắc thứ 2 khi phòng ngừa sốt xuất huyết là cần chủ động thực hiện các biện pháp để tránh cho bản thân và gia đình bị muỗi đốt, chẳng hạn như:

  • Ngủ mùng ngay cả vào ban ngày
  • Mặc áo dài tay, quần dài và mang thêm tất
  • Dùng bình xịt, kem, nhang muỗi, vợt điện… để đuổi muỗi, diệt muỗi và phòng muỗi đốt 
  • Nếu sử dụng hương muỗi, bạn phải dùng liên tục ít nhất trong vòng 1 tuần bởi hương muỗi chỉ làm muỗi “ngất xỉu”. Sau khi đốt hương, bạn phải quét nhà để dọn sạch và tiêu diệt lượng muỗi này. 
  • Tránh mở cửa lúc sáng sớm và khoảng thời gian tờ mờ tối bởi đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất 
  • Nếu có điều kiện, bạn có thể lắp lưới chống muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ và lỗ thông gió
  • Hỗ trợ quá trình phun hóa chất ngừa muỗi được thực hiện bởi các cơ quan y tế
  • Nếu có sở thích trồng cây cảnh, bạn hãy xen vào đó những cây có tác dụng đuổi muỗi như ngũ gia bì, sả, húng quế, bạc hà, cây tùng thơm…

Qua những chia sẻ trên đây, Bowtie hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm thông tin về việc bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không. Nhìn chung, dù đã từng bị sốt xuất huyết thì bạn vẫn có nguy cơ bị lại, thậm chí còn bị nặng hơn. Do đó, nếu đã mắc bệnh thì bạn cũng tuyệt đối đừng chủ quan, lơ là, nhất là trong những tháng mùa mưa khi mà dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu cam? Cách xử lý? Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu cam? Cách xử lý?
Các bệnh lý khác

Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu cam? Cách xử lý?

Bệnh giang mai giai đoạn cuối - Mối nguy hiểm khôn lường Bệnh giang mai giai đoạn cuối - Mối nguy hiểm khôn lường
Các bệnh lý khác

Bệnh giang mai giai đoạn cuối - Mối nguy hiểm khôn lường

Adenovirus gây bệnh gì và nguy hiểm thế nào? Adenovirus gây bệnh gì và nguy hiểm thế nào?
Các bệnh lý khác

Adenovirus gây bệnh gì và nguy hiểm thế nào?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK