Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Cúm A nên uống gì? 7 đồ uống giúp nhanh hồi phục, giảm triệu chứng

Cúm A là một trong những bệnh lý thường gặp và có khả năng gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Chế độ ăn và một số loại thức uống có thể giúp tăng đề kháng, giảm triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục của bệnh nhân. Vậy liệu bạn có biết, người bị cảm cúm, cúm A nên uống nước gì và tránh uống gì để nhanh khỏi?
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-18
Cập nhật ngày 2023-07-18
Nội dung chính
Bệnh nhân cúm A nên uống nước gì?Các loại thức uống mà bệnh nhân cúm A nên tránhNhững lưu ý khác trong chế độ ăn uống cho người bị cúm A
Cúm A nên uống gì? 7 đồ uống giúp nhanh hồi phục, giảm triệu chứng

Trong bài viết sau đây, mời bạn hãy cùng Bowtie tìm hiểu 7 loại đồ uống giúp bệnh nhân cúm A giảm triệu chứng và nhanh hồi phục hơn. Cùng Bowtie theo dõi nhé!

Bệnh nhân cúm A nên uống nước gì?

Nếu bạn đang tự hỏi “Bệnh nhân cúm A nên uống nước gì để nhanh hồi phục, giảm triệu chứng?” thì hãy thử tìm hiểu ngay 7 loại đồ uống dưới đây:

1. Nước lọc

Loại nước đầu tiên nằm trong danh sách thức uống mà bệnh nhân cúm A nên bổ sung chính là nước lọc. Không cần quá cầu kỳ, mỗi ngày bạn chỉ cần đảm bảo uống đủ ít nhất 2 lít nước là đã có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ra, nếu sốt cao hoặc đổ nhiều mồ hôi, bạn sẽ cần bổ sung nhiều nước hơn, khoảng 2,5 – 3 lít nước một ngày.

2. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc là một loại thức uống khác mà bệnh nhân cúm A có thể sử dụng để tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe tốt hơn. 

Theo đó, nhiều loại thảo mộc như cam thảo, quế, hương thảo, cỏ ngọt… có chứa các hợp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhiều thành phần kháng viêm, kháng virus trong thảo mộc cũng hỗ trợ cơ thể đánh bại các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe khi mắc cúm A. Không những vậy, việc nhâm nhi một tách trà thảo mộc ấm sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do cúm A gây ra, chẳng hạn như sốt, đau họng, đau đầu và mệt mỏi.

Dưới đây là một số loại trà thảo mộc mà bạn có thể dùng trong quá trình bị cúm A để giảm nhẹ triệu chứng, hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Trà gừng
  • Trà bạc hà
  • Trà cam thảo
  • Trà hoa hồng
  • Trà cỏ ngọt

3. Nước cam

Bệnh nhân cúm A nên uống nước cam vì nước cam chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có khả năng cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe và giảm thời gian bệnh. Ngoài ra, nước cam còn chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm táo bón và tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước cam quá chua hoặc khi đang đói vì có thể gây cồn cào, khó chịu.

4. Nước chanh ấm

Tương tự nước cam, nước chanh cũng cung cấp nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa tốt cho bệnh nhân cúm A. Loại nước này sẽ giúp tăng cường miễn dịch để cơ thể có thêm sức mạnh chống chọi với virus gây bệnh. Ngoài ra, nước chanh cũng giúp làm dịu và hạn chế các triệu chứng khó chịu do cúm A gây ra như đau họng, ho, buồn nôn…

5. Nước ép trái cây và rau củ

Rau củ và trái cây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Các hợp chất này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và đào thải độc tố, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể để giúp bệnh nhân chống lại virus gây bệnh. Không những vậy, nước ép còn giúp cung cấp thêm nước để hạn chế tình trạng mất nước và điện giải khi bị cúm A. Theo đó, người bệnh cúm A có thể uống nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ sau khi ăn hoặc dùng như một bữa phụ trong ngày.

Cúm A nên uống gì? Nước ép trái cây và rau củ
Nước ép trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh nhân cúm A.

6. Nước dừa

Một đáp án khác cho câu hỏi “Bệnh nhân cúm A nên uống gì?” chính là nước dừa. Nước dừa chứa nhiều nước, muối và chất điện giải giúp bệnh nhân cúm A hạn chế tình trạng mất nước và điện giải do tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt gây ra. Vì vậy, bệnh nhân cúm A nên uống nước dừa trong quá trình bệnh.

7. Nước mật ong

Mật ong có đặc tính kháng viêm và kháng virus, từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus cúm A và hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân này. Không những vậy, mật ong từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để làm dịu các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra, chẳng hạn như ho, đau họng, buồn nôn, nôn… 

Vì vậy, bệnh nhân cúm A nên uống nước mật ong ấm hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh cũng như các triệu chứng do cúm A gây ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với các loại trà thảo mộc hoặc trà chanh để tăng hương vị và hiệu quả. 

Các loại thức uống mà bệnh nhân cúm A nên tránh

Bên cạnh việc biết người bị cúm A nên uống gì để nhanh khỏi, bạn cũng cần bỏ túi một số loại thức uống mà bệnh nhân nên tránh để không làm tình trạng bệnh hoặc các triệu chứng nặng thêm:

  • Rượu bia và thức uống chứa cồn: Rượu bia và các loại thức uống chứa cồn sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể khó chống chịu với bệnh hơn. Do đó, bệnh nhân cúm A nên tránh uống rượu hoặc các loại thức uống có cồn trong giai đoạn bệnh.
  • Thức uống chứa caffeine: Caffeine có trong cà phê, trà, nước tăng lực, soda… có tính kích thích và có thể làm tăng tình trạng lo lắng, gây mất ngủ cũng như dẫn đến mất nước. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa các loại thức uống chứa caffeine để nhanh hồi phục hơn trong quá trình bị cúm A.
  • Nước ngọt: Nước ngọt có chứa nhiều đường và các chất bảo quản, có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và không tốt cho sức khỏe trong thời gian bị cúm A.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm đặc dịch nhầy và khiến tình trạng tắc nghẽn mũi trầm trọng hơn. Ngoài ra, sữa còn chứa lactose và có thể khiến bệnh nhân cúm A bị khó tiêu. Vì vậy, bạn cũng nên hạn chế uống sữa nếu đang mắc cúm A nhé.
Cúm A nên uống gì và hạn chế gì?
Người bệnh cúm A nên hạn chế uống rượu bia và thức uống chứa cồn.

Những lưu ý khác trong chế độ ăn uống cho người bị cúm A

Ngoài việc nắm rõ người bệnh cúm A nên uống gì và kiêng uống gì, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống để nhanh khỏi hơn:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bệnh nhân cúm A cần cung cấp đủ lượng calo và các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể có đủ sức “chiến đấu” với bệnh và hồi phục nhanh hơn. Theo đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, vitamin D, kẽm, rau xanh, trái cây, gia vị… để giúp tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể. 
  • Nên chọn các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa: Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm lỏng như súp, cháo, canh… để dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm cứng có thể khiến triệu chứng đau họng trầm trọng hơn, đồng thời tạo nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa, dễ gây khó tiêu, đầy hơi.
  • Hạn chế một số loại thực phẩm: Bệnh nhân cúm A nên hạn chế một số loại thực phẩm như đồ chiên rán, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay… vì các loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu và làm chậm quá trình hồi phục bệnh.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Bệnh cúm A có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó dễ khiến bệnh nhân khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Chính vì vậy, nếu bị cúm A, thay vì ăn 3 bữa lớn, bạn nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày và ăn thường xuyên hơn. Điều này giúp hạn chế các triệu chứng đường tiêu hóa cũng như cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hơn cho cơ thể. 
  • Chế biến thức ăn hợp vệ sinh để tránh nhiễm trùng: Trong giai đoạn bệnh cúm A, sức đề kháng của bạn có thể bị giảm sút, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm thêm các loại virus, vi khuẩn khác. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng cũng như chế biến thức ăn hợp vệ sinh để tránh nhiễm trùng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn không còn băn khoăn về việc người bị cúm A nên uống nước gì cho nhanh khỏi. Khi bị cúm A, bạn có thể bổ sung 7 loại đồ uống như trên để giảm triệu chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, nghỉ ngơi thường xuyên để nhanh khỏe nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Tổng hợp các biến chứng nguy hiểm của cúm A: Rủi ro và cách hạn chế Tổng hợp các biến chứng nguy hiểm của cúm A: Rủi ro và cách hạn chế
Các bệnh lý khác

Tổng hợp các biến chứng nguy hiểm của cúm A: Rủi ro và cách hạn chế

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai bạn không nên chủ quan 11 biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai bạn không nên chủ quan
Các bệnh lý khác

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai bạn không nên chủ quan

Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp
Các bệnh lý khác

Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK