Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Nhiễm trùng đường ruột (Nhiễm trùng đường tiêu hóa) và những điều cần biết

Nhiễm trùng đường ruột là một trong các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa rất thường gặp. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh có khả năng gây ra các triệu chứng dẫn đến mất nước nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-02-22
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Nhiễm trùng đường ruột là gì?Triệu chứng nhiễm trùng đường ruộtNguyên nhân nhiễm trùng đường ruộtĐối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tiêu hóaPhương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóaPhương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruộtCách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóaCâu hỏi thường gặp về nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột (Nhiễm trùng đường tiêu hóa) và những điều cần biết

Trong bài viết này, Bảo hiểm Bowtie sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu hơn nhiễm trùng đường ruột là gì, cũng như biết được một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Mời bạn hãy cùng theo dõi nhé! 

Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng vào đường tiêu hóa. Do đó, tình trạng này đôi khi còn được gọi là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. 

Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột

Bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến một số triệu chứng phổ biến như:

  • Tiêu chảy phân lỏng, nhiều nước, thỉnh thoảng có chất nhầy hoặc lẫn máu
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Đau quặn bụng hoặc đau từng cơn
  • Sốt, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi
  • Cảm thấy mệt mỏi, toàn thân đau nhức
  • Vàng da
  • Ngứa da hoặc bỏng da
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Tim đập nhanh, hồi hộp
  • Choáng váng, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ
  • Các dấu hiệu mất nước như da khô, môi khô, tiểu ít, hạ huyết áp, lơ mơ…

Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột

Bệnh nhiễm trùng đường ruột (hay bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó chủ yếu là:

Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn

Một số chủng vi khuẩn phổ biến có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa là Salmonella, Shigella, Campylobacter, E.coli, Clostridium perfringens, Listeria, Staphylococcus. Chúng thường tồn tại và lây nhiễm thông qua nguồn nước bẩn, thức ăn bị ô nhiễm, thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín, rau và trái cây chưa rửa sạch. 

Nhiễm trùng đường ruột do virus

Bệnh nhiễm trùng tiêu hóa đôi khi xảy ra do virus, trong đó thường gặp là norovirus, rotavirus, adenovirus và astrovirus. Đặc biệt, rotavirus được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy phải nhập viện. 

Nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng

Ký sinh trùng cũng là một trong những tác nhân có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Theo đó, bệnh thường liên quan đến việc nhiễm giun sán, trùng amip, giardia và cryptosporidium. Ngoài ra, ký sinh trùng toxoplasma được tìm thấy trong phân mèo cũng có khả năng gây ra bệnh nhiễm trùng tiêu hóa ở người. 

Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột
Các tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột thường có trong thực phẩm bị ô nhiễm, chưa rửa sạch, sống hoặc chưa nấu chín kỹ.

Đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tiêu hóa

Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn trong một số trường hợp dưới đây:

  • Trẻ em: Hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hơn người lớn. 
  • Người già: Người lớn tuổi có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa suy yếu. Vì vậy, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột. 
  • Những người sống ở khu vực ô nhiễm: Môi trường vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh phát triển và lây lan.  

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhìn chung, tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa thường được chẩn đoán dựa vào việc khai thác thông tin bệnh sử cũng như những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Trường hợp cần thêm bằng chứng để kết luận tình trạng và tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng khác, bao gồm:  

  • Xét nghiệm máu
  • Cấy và soi phân 
  • Siêu âm bụng
  • Chụp X-quang và/hoặc chụp cắt lớp khoang bụng
  • Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng
  • Nội soi đại – trực tràng

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột mức độ nhẹ thường thuyên giảm và có khả năng khỏi hẳn sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà. Trong khi đó, với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ phải điều trị y tế. 

Dựa theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà một số phương pháp sau sẽ được áp dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột:

  • Sử dụng thuốc để tiêu diệt tác nhân gây bệnh (thuốc kháng sinh, kháng virus…) và cải thiện các triệu chứng (thuốc giảm đau, hạ sốt, men vi sinh…)
  • Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nước, chất điện giải, vitamin… 
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa

Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa nói chung và bệnh nhiễm trùng đường ruột nói riêng, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên thực hiện một số biện pháp đơn giản sau: 

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, thức ăn đã được chế biến kỹ và nấu chín 
  • Hạn chế ăn đồ sống, đồ ăn đóng hộp, rau quả tươi không được rửa sạch, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng… 
  • Tránh các món ăn được bày bán ở vỉa hè, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Thận trọng khi đến những nơi bị ô nhiễm nguồn nước
  • Tránh tiếp xúc gần, ăn cùng hoặc sử dụng chung đồ dùng ăn uống với những người bị nhiễm trùng đường ruột

Bài viết liên quan: Tình trạng viêm ở ruột thừa có thể gây ra hàng loạt vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe

Câu hỏi thường gặp về nhiễm trùng đường ruột

Người bị nhiễm trùng đường ruột có uống sữa được không?

Bổ sung đủ nước cho cơ thể là việc người bị nhiễm trùng đường ruột nên làm. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống sữa và tiêu thụ sản phẩm từ sữa trong giai đoạn này để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt là tiêu chảy.

Khi nào bệnh nhân nhiễm trùng tiêu hóa nên đến gặp bác sĩ ngay?

Người bị nhiễm trùng tiêu hóa cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị và chăm sóc phù hợp nếu như:  

  • Bệnh nhân là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ
  • Sốt cao liên tục (> 39 độ)
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ra máu, nôn kéo dài
  • Tiêu chảy ra máu hoặc kéo dài hơn 3 ngày
  • Xuất hiện máu hoặc dịch nhầy trong phân
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như khát nước nhiều, mắt trũng sâu, da khô, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt…

Có thể thấy, tình trạng nhiễm trùng đường ruột xảy ra khá phổ biến nhưng không quá nguy hiểm nếu như được chăm sóc và điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết này của Bowtie đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như một số cách để phòng ngừa nhiễm trùng tiêu hóa hiệu quả.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Triệu chứng gan nhiễm mỡ rất khó nhận biết Triệu chứng gan nhiễm mỡ rất khó nhận biết
Các bệnh lý khác

Triệu chứng gan nhiễm mỡ rất khó nhận biết

7 cách phòng tránh bệnh giang mai nên áp dụng ngay hôm nay 7 cách phòng tránh bệnh giang mai nên áp dụng ngay hôm nay
Các bệnh lý khác

7 cách phòng tránh bệnh giang mai nên áp dụng ngay hôm nay

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây
Các bệnh lý khác

Người bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? Xem ngay 4 lưu ý dưới đây

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK