Nhi khoa
Nhi khoa

Có nên quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹo quấn trẻ đúng cách

Quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ là thói quen của không ít bố mẹ bỉm sữa vì sẽ giúp giữ ấm và tốt cho em bé. Tuy nhiên, bạn cần biết cách quấn bé đúng cũng như những lưu ý khi quấn trẻ sơ sinh để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-08-06
Cập nhật ngày 2023-08-06
Nội dung chính
Những lợi ích của việc quấn trẻ sơ sinh khi ngủTác hại của việc quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủCó nên quấn khăn chặt cho trẻ sơ sinh khi ngủ không?Thời điểm nên dừng quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủHướng dẫn bạn cách quấn bé sơ sinhNhững điều bố mẹ cần lưu ý khi quấn trẻ sơ sinh bằng chăn, khăn
Có nên quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹo quấn trẻ đúng cách

Quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ là một phương pháp được nhiều bố mẹ áp dụng để giúp bé cảm thấy ấm áp và an toàn, giống như khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, quấn chặt có thực sự tốt cho sức khỏe và giấc ngủ của bé hay không? Có những lợi ích và rủi ro gì khi quấn chặt bé trong chăn suốt đêm? Trong bài viết này, Bowtie sẽ giải đáp những thắc mắc trên cũng như cung cấp các thông tin cần thiết để giúp bạn “quấn kén” cho bé sơ sinh hiệu quả hơn.

Những lợi ích của việc quấn trẻ sơ sinh khi ngủ

Quấn trẻ hay quấn kén là một phương pháp truyền thống giúp chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh bằng cách quấn bé trong một chiếc chăn mỏng, thoáng khí. Theo các chuyên gia, việc làm này có thể mang đến nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

  • Tạo cảm giác an toàn: Theo các chuyên gia nhi khoa, việc quấn chăn cho trẻ sơ sinh sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn và ấm áp hệt như khi đang ở trong bụng hoặc trong lòng mẹ, từ đó giúp bé an tâm, thoải mái và ngủ ngon hơn.
  • Bảo vệ em bé khỏi phản xạ giật mình tự nhiên: Khi bị quấn trong chăn, bé khó “khua tay, múa chân” hơn, từ đó giảm phản xạ giật mình khi ngủ. Điều này sẽ giúp cả bố mẹ lẫn bé đều ngủ ngon giấc.
  • Giữ ấm cho trẻ: Hệ thống điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ nên bé rất dễ bị lạnh vào ban đêm. Việc quấn chăn sẽ giúp giữ ấm cho bé, đảm bảo bé không bị lạnh dẫn đến bệnh.
  • Hạn chế việc bé vô tình cào lên mặt: Trong lúc ngủ, bé có thể vô tình cào tay lên mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, từ đó gây trầy xước da. Việc quấn chăn sẽ giúp cố định tay để bé không cào được lên da.
  • Duy trì tư thế ngủ an toàn: Việc quấn chặt trẻ bằng chăn hoặc khăn sẽ giúp giữ cho bé nằm ngửa. Đây là tư thế ngủ được xem là an toàn để tránh bé bị tổn thương hoặc ngạt thở bởi các dị vật xung quanh.
  • Giảm hiện tượng khóc đêm: Một nghiên cứu trên 368 trẻ em cho thấy việc quấn chăn có thể giúp giảm tình trạng khóc đêm đáng kể ở trẻ dưới 7 tuần tuổi.

Bài viết hữu ích:

Tác hại của việc quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ

Nhìn chung, quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ là một hình thức chăm sóc giấc ngủ của bé hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, việc làm này có thể gây ra một số nguy cơ nhất định, chẳng hạn như:

  • Khiến bố mẹ khó cho con bú: Việc quấn chặt bé bằng chăn, khăn có thể khiến bố mẹ khó bế và cho bé bú hơn một chút nhưng thường không gây ảnh hưởng quá nhiều khi bạn đã quen. 
  • Gây chặn đường thở: Đối với những bé đã có khả năng lăn, bé có thể lật sang tư thế nằm sấp và việc quấn chăn sẽ gây chặn đường thở của trẻ.
  • Khiến trẻ bị nóng: Nếu bố mẹ sử dụng chăn hoặc khăn quá dày thì có thể khiến trẻ bị nóng trong khi ngủ, từ đó làm bé tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Tăng nguy cơ bị loạn sản khớp háng trong quá trình phát triển: Việc quấn chăn sẽ khiến cơ thể của bé bị duỗi ra hoàn toàn ở tư thế không thoải mái. Tư thế này có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng loạn sản khớp háng hoặc trật khớp háng ở trẻ em trong tương lai. 
  • Giảm kích thích, tăng nguy cơ đột tử khi ngủ: Việc quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ sẽ giúp bé ngủ lâu hơn nhưng cũng vì thế mà làm giảm kích thích, khiến trẻ chậm thức dậy. Một số nghiên cứu cho thấy, việc giảm kích thích sẽ làm tăng nguy cơ gây đột tử khi ngủ ở trẻ em.

Có nên quấn khăn chặt cho trẻ sơ sinh khi ngủ không?

Quấn kén trẻ sơ sinh sẽ giúp em bé có cảm giác như đang trở lại trong bụng mẹ, từ đó ngủ ngon và sâu hơn. Hình thức này đặc biệt hữu ích cho những trẻ có vấn đề về thần kinh hoặc tiêu hóa. Ngoài ra, một số bé gặp khó khăn trong việc nằm ngửa khi ngủ do thường giật mình tỉnh giấc cũng sẽ ngủ sâu hơn khi được bố mẹ quấn kén. Vì vậy, bố mẹ vẫn nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ.  

Tuy nhiên, bạn sẽ cần đảm bảo rằng bé được quấn khăn đúng cách, không quá lỏng hay quá chặt cũng như con vẫn có thể thoải mái cử động phần cơ thể khi ngủ. Tốt nhất, bạn hãy tìm đến sự hướng dẫn của hộ lý hoặc các chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ nhằm hiểu rõ hơn các bước quấn khăn cho trẻ cũng nhưng thời điểm thích hợp để thực hiện.

Có nên quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ không?
Bạn vẫn nên quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ để giúp bé ngủ ngon, ít quấy khóc.

Thời điểm nên dừng quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ

Phương pháp quấn chăn hoặc khăn khi ngủ chỉ nên được thực hiện đối với bé sơ sinh. Ngay khi trẻ có dấu hiệu lật lẫy hoặc đã có thể lăn, bố mẹ nên dừng ngay việc quấn chăn bởi việc này tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt nếu như không có người lớn chú ý quan sát.

Hướng dẫn bạn cách quấn bé sơ sinh

Nếu như trước đây bạn chưa từng thực hiện việc quấn chăn, khăn cho trẻ sơ sinh thì có thể tham khảo theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đặt một chiếc chăn vuông mỏng trên mặt phẳng (trên giường, trên sàn…) sao cho góc khăn hướng lên giống hình viên kim cương. 
  • Bước 2: Bạn cầm góc chăn trên cùng và gấp xuống về phía giữa.
  • Bước 3: Đặt bé nằm ngửa trên chăn sao cho cổ của bé nằm ngang với mép trên. Chú ý hạn chế để chăn chạm vào má trẻ bởi bé có thể nghĩ rằng đó là vú mẹ và bắt đầu trở nên quấy khóc khi không được cho bú.
  • Bước 4: Giữ nhẹ cánh tay trái của bé dọc theo thân người để con không vùng ra khỏi chăn quấn. Lấy một góc của chăn trái, kéo từ vai trái của bé chéo sang dưới tay phải và quấn sát vào thân người con, nhét góc chăn còn thừa vào dưới lưng trẻ. 
  • Bước 5: Bây giờ, hãy lấy góc dưới của chăn, kéo lên trên chân và cánh tay phải của bé, sau đó nhét vào vai phải. Ở bước này, bạn nên điều chỉnh sao cho chăn đừng quá chặt để bàn chân của bé có thể di chuyển. 
  • Bước 6: Hãy lấy góc chăn còn lại và kéo qua cơ thể của bé (chú ý cánh tay bé nên để xuôi dọc theo thân người) và nhét chặt. Kiểm tra lại để đảm bảo rằng lớp chăn quấn đã gọn gàng, không bị lỏng lẻo. 
Cách quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ
Các thao tác quấn chặt trẻ sơ sinh không hề khó thực hiện.

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi quấn trẻ sơ sinh bằng chăn, khăn

Sau khi biết được liệu có nên quấn chặt bé sơ sinh khi ngủ, thứ tự các bước quấn kén để con yêu luôn được thoải mái nhất, bố mẹ cũng nên lưu tâm đến một vài điều sau nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho bé, bao gồm: 

  • Nếu muốn cho trẻ bú sữa, hãy tháo hoàn toàn khăn ra
  • Kiểm tra thân nhiệt của trẻ và môi trường trong phòng nhằm tránh cho bé cảm thấy quá nóng
  • Cho bé mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát 
  • Không tiến hành quấn kén nếu trẻ sơ sinh không khỏe hoặc bị sốt
  • Hãy chọn chăn hoặc khăn quấn mỏng, thoáng khí bằng cotton hoặc vải muslin để không gây nặng nề hoặc làm bé quá nóng
  • Đảm bảo khăn đã được quấn đủ chặt, không quá lỏng cũng như không quá khít
  • Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ, không bao giờ đặt em bé đã quấn kén ở tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng
  • Đừng quấn khăn cao trên vai cũng như không quấn khu vực cổ hoặc đầu
  • Không quấn chăn khi bé đã biết lăn hoặc lật lẫy 

Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn đã biết được liệu ​​có nên quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ không cũng như cách quấn trẻ đúng để từ đó chăm sóc bé yêu tốt nhất. Đừng quên truy cập Bowtie thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe nhé!

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

16 lý do khiến bé bị đau bụng và cách xử lý nhanh bố mẹ cần biết 16 lý do khiến bé bị đau bụng và cách xử lý nhanh bố mẹ cần biết
Nhi khoa

16 lý do khiến bé bị đau bụng và cách xử lý nhanh bố mẹ cần biết

Lợi ích vàng của dầu cá hồi cho bé ăn dặm: Loại nào tốt? Lợi ích vàng của dầu cá hồi cho bé ăn dặm: Loại nào tốt?
Nhi khoa

Lợi ích vàng của dầu cá hồi cho bé ăn dặm: Loại nào tốt?

Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tìm hiểu ngay! Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tìm hiểu ngay!
Nhi khoa

Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tìm hiểu ngay!

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK