Nhi khoa
Nhi khoa

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Một tuổi là cột mốc vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Lúc này, trẻ đã bắt đầu nói những tiếng bập bẹ, có thể tự đứng và bước đi vài bước, đồng thời phát triển cả về mặt nhận thức, tư duy, cảm xúc. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên theo dõi sát sao sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi để có cách giúp bé tăng trưởng toàn diện, khỏe mạnh.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-02-23
Cập nhật ngày 2023-05-21
Nội dung chính
Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổiNhững bất thường trong sự phát triển của bé 12 tháng tuổiCách giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Vậy trẻ 1 tuổi phát triển như thế nào? Sự phát triển của bé 12 tháng tuổi ra sao? Bạn hãy cùng Công ty Bowtie xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm thông tin chi tiết về các cột mốc phát triển của bé 12 tháng tuổi nhé!

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ đã thay đổi rất nhiều so với khi mới sinh. Bé bắt đầu phát triển về nhiều mặt, cả thể chất, khả năng vận động, khả năng ăn uống, nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, khả năng giao tiếp… Dưới đây, bố mẹ hãy cùng Bowtie tìm hiểu sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi nhé.

Về mặt thể chất

Khi được 1 tuổi, cân nặng của bé có thể tăng gấp 2 – 3 lần so với khi mới sinh. Chiều cao trung bình cũng tăng lên khoảng 50%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ 12 tháng tuổi sẽ như sau:

  • Đối với bé gái: Chiều cao trung bình là 68,9 – 79,2cm; cân nặng trung bình là khoảng 8,9kg.
  • Đối với bé trai: Chiều cao trung bình là 71,0 – 80,5cm; cân nặng trung bình là 9,6kg.

Nhìn chung, mỗi bé sẽ có sự phát triển về mặt thể chất khác nhau. Do đó, chiều cao, cân nặng của bé thực tế cũng có thể lệch một chút so với con số trên. Nếu bạn thấy bé thuộc trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Tuy nhiên, nếu lệch quá nhiều, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có cách giúp bé tăng trưởng đầy đủ hơn.

Về khả năng vận động

Ở giai đoạn 1 tuổi, bố mẹ sẽ nhận thấy sự phát triển rõ rệt của bé về khả năng vận động. Thay vì chỉ nằm, trườn như trước, trẻ ở giai đoạn này đã có thể bò thuần thục bằng tứ chi và tự ngồi lên mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ. Nhiều bé có thể tự đẩy người đứng dậy và đi những bước chập chững đầu tiên bằng cách vịnh vào đồ đạc. Một số bé phát triển khả năng vận động sớm có khả năng tự đi mà không cần vịnh hoặc nhờ đến sự trợ giúp nào.

Vì con đã bắt đầu có thể đi lại nên bố mẹ cũng cần quan tâm đến sự an toàn của bé. Gia đình vẫn nên theo sát mọi hoạt động của trẻ, đồng thời nên chặn các vị trí nguy hiểm như hồ bơi, bồn tắm, cầu thang… để bé không đi vào. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên bọc các cạnh bàn, cạnh tủ để hạn chế tổn thương nếu trẻ lỡ va chạm. 

Về khả năng ăn uống

Về khả năng ăn uống, trẻ 1 tuổi có thể:

  • Ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn, chẳng hạn như rau nấu chín mềm và trái cây mềm
  • Bé bắt đầu học cách tự ăn
  • Có thể nhai kỹ thức ăn 
  • Bắt đầu sử dụng cốc

Đối với trẻ trong độ tuổi này, mỗi ngày bé cần bổ sung khoảng 1000 – 1400 calorie cùng các dưỡng chất quan trọng khác như canxi, sắt, vitamin D… Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé 12 tháng tuổi, bố mẹ nên cố gắng xây dựng thực đơn hằng ngày với nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Nếu bố mẹ cảm thấy khó khăn trong việc lên thực đơn cho bé, hãy trao đổi thêm với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Về mặt nhận thức, tư duy

Về mặt nhận thức, tư duy, trẻ 1 tuổi có thể: 

  • Bắt chước các động tác, cử chỉ của những người xung quanh
  • Đập các đồ vật vào nhau.
  • Uống bằng cốc và sử dụng các đồ vật khác một cách chính xác
  • Tìm những thứ bị giấu hoặc bị che
  • Nhìn vào đúng đối tượng khi đồ vật ấy được gọi tên
  • Có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản của bố mẹ và lấy đồ vật mà không cần trợ giúp
  • Đặt đồ vật vào thùng đựng và có thể lấy chúng ra

Về mặt cảm xúc, xã hội

Ở giai đoạn 1 tuổi, bé bắt đầu thể hiện nhiều mặt về cảm xúc hơn. Đồng thời, con cũng đang học cách kết nối với những người xung quanh nhiều hơn. Trong giai đoạn này, bố mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu con đưa cho mình quyển sách khi muốn nghe đọc truyện hoặc điều khiển TV khi muốn xem hoạt hình. Bé cũng thường khóc khi bố mẹ rời khỏi và bắt đầu biết sợ người lạ. 

Ngoài ra, bé cũng sẽ: 

  • Đưa tay hoặc chân ra để giúp bố mẹ mặc quần áo cho mình dễ hơn
  • Có món đồ chơi yêu thích
  • Lặp lại âm thanh để thu hút sự chú ý của người thân

Về mặt ngôn ngữ, khả năng giao tiếp

Hầu hết các bé ở độ tuổi này đã hiểu và có thể đáp ứng các yêu cầu đơn giản mà bố mẹ đưa ra như ngồi xuống, lấy đồ chơi, lắc đầu… Bé cũng đã thành thạo các cử chỉ cơ bản như cúi chào, vẫy tay tạm biệt và bập bẹ những từ đơn giản. Những tiếng bập bẹ này đã rõ ràng và giống lời nói hơn. Nhiều bé còn cố gắng  bắt chước tiếng động vật hoặc lặp lại những điều mà bố mẹ đã nói, đồng thời thể hiện cả cảm xúc của mình trong đó. 

Những bất thường trong sự phát triển của bé 12 tháng tuổi

Trên thực tế, mỗi bé có sự phát triển khác nhau. Chẳng hạn, có bé sẽ đạt được các cột mốc phát triển sớm hơn nhưng cũng có bé sẽ chậm hơn. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện con có các dấu hiệu sau, hãy đưa bé đi khám: 

  • Không bò hoặc liên tục kéo lê một bên cơ thể trong khi bò
  • Không thể đứng dù đã được bố mẹ hỗ trợ
  • Không thực hiện các cử chỉ, chẳng hạn như vẫy tay hoặc lắc đầu
  • Không bập bẹ hoặc cố gắng nói những từ đơn giản như “mama” hoặc “dada”
  • Không tìm kiếm đồ vật bị giấu trong khi bé quan sát
  • Không chỉ vào đồ vật hoặc hình ảnh khi được yêu cầu
  • Mất đi những kỹ năng mà mình từng có

Cách giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Cách giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi
Bố mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản để thúc đẩy sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi.

Một tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Để giúp bé phát triển nhanh và toàn diện, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:

  • Đọc sách cho trẻ mỗi ngày: Hãy cố gắng đọc sách cho trẻ mỗi ngày, dù chỉ là vài phút. Ở giai đoạn này, bé thường thích những quyển sách có nhiều màu sắc và có các hoạt động tương tác. Khi đọc sách cho bé, bạn có thể thêm biểu cảm nét mặt, hiệu ứng âm thanh và giả giọng các nhân vật để bé thấy hứng thú hơn. 
  • Chơi với trẻ những trò chơi đơn giản: Bố mẹ có thể tạo ra các trò chơi đơn giản để chơi cùng con, chẳng hạn như yêu cầu trẻ tìm đồ vật, gọi tên các bộ phận cơ thể, chơi ghép hình đơn giản. Đồng thời, bố mẹ nên khuyến khích trẻ khám phá và thử những điều mới.
  • Nói chuyện với bé bất cứ khi nào: Việc nói chuyện với bé sẽ tạo cơ hội để con trả lời, từ đó giúp bé phát triển khả năng suy nghĩ cũng như ngôn ngữ. Bạn nên sử dụng ngôn ngữ của người lớn thay vì ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Chẳng hạn, nếu bé nói “ai ai’, bạn có thể trả lời lại “Con nói đúng rồi, đây là cái chai!”
  • Khuyến khích sự độc lập của trẻ: Ở giai đoạn này, bố mẹ nên khuyến khích con tự thực hiện một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày như mặc quần áo và ăn.
  • Đặt ra các giới hạn: Trẻ 1 tuổi vẫn chưa có khái niệm đúng, sai. Do đó, nếu thấy bé làm tốt, bạn hãy khen ngợi. Với những tình huống không an toàn, hãy cảnh báo bé. Còn nếu bé vô tình làm đau người khác hoặc làm điều gì đó không đúng, hãy giải thích cho bé lý do tại sao như vậy lại không tốt. 

Bên cạnh đó, trẻ 1 tuổi có thể nghịch ngợm, hay di chuyển khắp nơi để khám phá mọi thứ. Nếu bạn không “để mắt” giám sát cũng như thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bé có thể đối diện với nhiều tình huống nguy hiểm. Dưới đây một số bí quyết đảm bảo an toàn cho bé mà bố mẹ cần lưu tâm:

  • Không để trẻ đến gần những khu vực chứa nước như bồn tắm, bể bơi, ao, hồ, giếng… mà không có người lớn trông chừng. Đối với trẻ 1 tuổi, đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tử vong.
  • Chặn cầu thang bằng cổng nhỏ hoặc hàng rào, đồng thời khoá cửa ở những khu vực nguy hiểm trong nhà như nhà để xe hoặc tầng hầm.
  • Lắp đặt các nút bịt ổ điện ở tất cả những ổ điện không sử dụng trong nhà.
  • Để các thiết bị nhà bếp, bàn ủi và máy sưởi ngoài tầm với của trẻ. Khi nấu bếp, cần xoay quai nồi vào phía trong.
  • Cất kỹ các vật sắc nhọn như kéo, dao và bút ở nơi an toàn, tránh xa tầm với của trẻ
  • Khóa kỹ tủ thuốc hoặc tủ để chất tẩy rửa gia dụng, hóa chất
  • Không để trẻ một mình trên các phương tiện giao thông như ô tô, xe tải, xe máy dù chỉ trong chốc lát

Qua những chia sẻ trên, Bowtie hy vọng bạn đã có thêm thông tin cần thiết về sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi cũng như cách giúp bé phát triển toàn diện, an toàn. Trẻ 1 tuổi thường lớn rất nhanh và sẽ sớm đạt được các cột mốc phát triển trên. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý quan sát, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn những vấn đề liên quan đến nhi khoa nhé! 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bé ngủ nhiều sau khi ốm có sao không? Lưu ý khi chăm sóc bé sau ốm Bé ngủ nhiều sau khi ốm có sao không? Lưu ý khi chăm sóc bé sau ốm
Nhi khoa

Bé ngủ nhiều sau khi ốm có sao không? Lưu ý khi chăm sóc bé sau ốm

Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tìm hiểu ngay! Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tìm hiểu ngay!
Nhi khoa

Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tìm hiểu ngay!

Trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Mẹo giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc Trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Mẹo giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc
Nhi khoa

Trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ? Mẹo giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK