Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp ở người cao tuổi: Mối nguy cao nếu phát hiện muộn

Tăng huyết áp ở người cao tuổi là một tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh nên vẫn còn lơ là, chủ quan không thăm khám, điều trị hiệu quả. Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tăng nguy cơ tử vong ở người già.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-04-22
Cập nhật ngày 2023-05-08
Nội dung chính
Đôi nét về tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi Vì sao người cao tuổi dễ bị tăng huyết áp hơn người trẻ? Triệu chứng tăng huyết áp ở người cao tuổiTăng huyết áp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của người cao tuổi?Chiến lược kiểm soát và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổiCách giúp người lớn tuổi hạn chế nguy cơ bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp ở người cao tuổi: Mối nguy cao nếu phát hiện muộn

Vậy tăng huyết áp ở người cao tuổi là gì? Vì sao người lớn tuổi dễ bị cao huyết áp hơn người trẻ? Làm cách nào phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh? Nếu còn đang “mù mờ” về tình trạng này, mời bạn cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, kéo dài, dẫn đến các chỉ số huyết áp tăng lên. Bình thường, một người sẽ được xác định là bị tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu cao trên 140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương vượt mức 90mmHg. 

Tuy nhiên, trên thực tế, đa số người lớn tuổi (đặc biệt là người trên 60 tuổi) thường mắc một dạng tăng huyết áp khác, gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Lúc này, huyết áp tâm thu tăng cao trên 140mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn ở mức bình thường (< 90mmHg).

Theo thống kê, tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tương đối cao. Gần 75% người trên 70 tuổi gặp phải tình trạng này. 

Vì sao người cao tuổi dễ bị tăng huyết áp hơn người trẻ?

Nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi có thể là do tuổi tác. Cùng với quá trình lão hóa, hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu và các cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động kém hiệu quả hơn, từ đó khiến người cao tuổi dễ bị bệnh hơn, bao gồm cả tăng huyết áp. Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng khiến người cao tuổi dễ bị tăng huyết áp hơn người trẻ:

  • Tăng mức độ nhạy cảm với natri 
  • Thành động mạch của người cao tuổi thường bị lão hóa, giảm tính đàn hồi và trở nên xơ cứng
  • Rối loạn chức năng nội mô do tích tụ các gốc tự do
  • Hiệu ứng tăng huyết áp áo choàng trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn khi về già
  • Mắc nhiều bệnh nền như đái tháo đường, gout, bệnh thận… và sử dụng nhiều loại thuốc
  • Ngoài ra, người cao tuổi dễ bị tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác như lối sống, chế độ ăn uống…

Triệu chứng tăng huyết áp ở người cao tuổi

Tăng huyết áp ở người cao tuổi thường không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí những người bị huyết áp cao còn không biết bản thân mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tăng huyết áp có các biểu hiện rất mơ hồ như: 

  • Nhức đầu, cơ thể mệt mỏi
  • Đau ngực, cảm giác nhói vùng ngực nhiều lần trong ngày
  • Hồi hộp, đổ mồ hôi
  • Khó thở hoặc thở hổn hển
  • Mắt nhìn mờ
  • Mặt đỏ
  • Chóng mặt, buồn nôn, chán ăn
Triệu chứng tăng huyết áp ở người cao tuổi
Tăng huyết áp ở người cao tuổi thường có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt.

Tăng huyết áp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của người cao tuổi?

Tình trạng tăng huyết áp kéo dài ở người cao tuổi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng đáng sợ. Bệnh nhân sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề tim mạch, thận, mắt, nhận thức… cùng các hệ lụy khác. 

  • Biến chứng tim mạch: Trên thực tế, tỷ lệ người cao tuổi tử vong do biến chứng tim mạch của cao huyết áp đang ngày càng gia tăng. Bệnh lý này có thể gây phì đại tâm thất trái, suy tim, bệnh động mạch vành… dẫn đến nguy cơ tử vong cao. 
  • Đột quỵ: Người lớn tuổi mắc cao huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ cao.
  • Biến chứng trên thận: Tình trạng tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch máu của thận và khiến cơ quan này hoạt động kém hiệu quả. Bệnh nhân có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng thận và phát triển các bệnh lý ở thận.
  • Biến chứng trên mắt: Không chỉ gây ảnh hưởng đến mạch máu ở thận, tình trạng huyết áp cao cũng gây tổn thương các mạch máu ở mắt. Điều này khiến thị lực của bệnh nhân suy giảm dần.
  • Suy giảm chức năng nhận thức: Người lớn tuổi bị tăng huyết áp có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn nhiều lần so với người có huyết áp bình thường. 

Bài viết liên quan: 

 

Chiến lược kiểm soát và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi

Cách kiểm soát và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi cũng giống như ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, quá trình điều trị bệnh cho nhóm đối tượng này có thể phức tạp hơn do bệnh nhân thường đồng mắc nhiều bệnh lý và phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị.

Theo đó, mục tiêu chính của việc điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi là đưa huyết áp của bệnh nhân về mức mục tiêu. Vậy mức huyết áp mục tiêu của người cao tuổi bao nhiêu là vừa?

Mức huyết áp mục tiêu đối với người dưới 65 tuổi là dưới 130/80mmHg còn người trên 65 tuổi sẽ là dưới 140/90mmHg. Tuy nhiên, với bệnh nhân có nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì cần duy trì huyết áp dưới 130/80mmHg bất kể độ tuổi.

Theo đó, các phương pháp kiểm soát và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi được bác sĩ khuyến khích là thay đổi lối sống kết hợp sử dụng thuốc nếu cần.

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn cho người cao tuổi tăng huyết áp nên chứa nhiều trái cây tươi, rau xanh, thịt nạc… Đồng thời, hãy cố gắng ăn nhạt, hạn chế muối, dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn. 

Đặc biệt, để giảm huyết áp, người cao tuổi cũng nên tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá… đồng thời tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, ở độ tuổi này, việc duy trì tâm lý thoải mái, ít căng thẳng và ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện sức khỏe nói chung và tình trạng cao huyết áp nói riêng. 

Chiến lược kiểm soát và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi
Việc thay đổi lối sống sẽ giúp quá trình kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi hiệu quả hơn.

Sử dụng thuốc giảm huyết áp

Nếu như việc thay đổi lối sống chưa giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng huyết áp cao thì bác sĩ có thể kê thêm thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc dùng thuốc vẫn phải kết hợp với điều chỉnh lối sống thì mới hiệu quả. 

Người cao tuổi cần đảm bảo dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với các thuốc mà bệnh nhân sử dụng. Lúc này, người bệnh không tự ý ngừng thuốc mà cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh phác đồ nếu cần.

Cách giúp người lớn tuổi hạn chế nguy cơ bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp người cao tuổi là tình trạng rất phổ biến và có thể là hậu quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, người cao tuổi vẫn có thể thay đổi lối sống theo hướng tích cực để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, việc phòng chống tăng huyết áp ở người cao tuổi có thể được thực hiện bằng cách:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Người lớn tuổi dễ bị thừa cân, béo phì và điều này làm tăng nguy cơ phát triển tăng huyết áp. Do đó, nếu đang thừa cân, người già nên cố gắng giảm cân khoa học. 
  • Hoạt động thể chất: Với người lớn tuổi, các hoạt động nhẹ nhàng, ở mức vừa phải như đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông… cũng có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Chế độ ăn cho người cao tuổi nên chứa nhiều rau, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc, sữa và dầu thực vật… vì chúng tốt cho hệ tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Cắt giảm muối: Như đã đề cập, khi lớn tuổi, cơ thể chúng ta nhạy cảm hơn với natri nên dễ làm tăng huyết áp. Vì vậy, người cao tuổi nên tập ăn càng nhạt càng tốt. 
  • Hạn chế uống rượu bia và bỏ hút thuốc lá: Từ bỏ các thói quen xấu này là cách giúp người lớn tuổi sống khỏe mạnh hơn. 
  • Tránh căng thẳng và ngủ đủ giấc: Việc giữ một tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc hằng ngày sẽ giúp hạn chế đáng kể tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải bệnh lý này, bạn hãy cố gắng xây dựng thói quen sinh hoạt tốt ngay từ hôm nay nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Nguyên nhân viêm cơ tim và yếu tố nguy cơ Nguyên nhân viêm cơ tim và yếu tố nguy cơ
Bệnh tim mạch

Nguyên nhân viêm cơ tim và yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Dạng bệnh chớ nên xem nhẹ Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Dạng bệnh chớ nên xem nhẹ
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Dạng bệnh chớ nên xem nhẹ

Liệu bạn đã hiểu đúng về rối loạn lipid máu Liệu bạn đã hiểu đúng về rối loạn lipid máu
Bệnh tim mạch

Liệu bạn đã hiểu đúng về rối loạn lipid máu

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK