Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Dạng bệnh chớ nên xem nhẹ

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là dạng bệnh thường gặp ở người trên 65 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề tim mạch, đột quỵ và thậm chí là tử vong.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-04-20
Cập nhật ngày 2023-05-08
Nội dung chính
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì?Người bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc có biểu hiện ra sao?Nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu đơn độcYếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc?Huyết áp tâm thu tăng cao có nguy hiểm không?Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được chẩn đoán như thế nào?Những cách giúp kiểm soát, điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độcBạn có thể làm gì để ngăn ngừa tăng huyết áp?
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Dạng bệnh chớ nên xem nhẹ

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là dạng tăng huyết áp phổ biến ở người cao tuổi (trên 65 tuổi). Tuy nhiên, những người trẻ vẫn có khả năng mắc phải dạng bệnh lý này nếu không chú ý thay đổi lối sống, giảm bớt các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Để biết thêm chi tiết về tình trạng này, mời bạn cùng Bảo hiểm Bowtie xem tiếp nội dung sau đây.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì?

Chỉ số huyết áp được thể hiện dưới dạng tỷ lệ gồm 2 trị số với trị số ở trước đại diện cho huyết áp tâm thu và trị số ở sau đại diện cho tăng huyết áp tâm trương. Ví dụ, chỉ số huyết áp bình thường là 120/80mmHg. 

Nếu huyết áp trên 140/90mmHg thì được xác định là cao huyết áp. Tuy nhiên, khi chỉ có số đo huyết áp tâm thu tăng lên hơn 140mmHg nhưng chỉ số còn lại vẫn thấp hơn 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc. 

Người bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc có biểu hiện ra sao?

Tương tự như những loại tăng huyết áp khác, bạn có thể không gặp phải triệu chứng nào khi mới bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Theo thời gian, tình trạng tăng huyết áp không được điều trị bắt đầu gây hại cho các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Đau tức ngực
  • Thở nông
  • Đau đầu kéo dài
  • Giảm thị lực rõ rệt

Nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Theo quá trình lão hóa, các động mạch sẽ dần trở nên cứng và ít đàn hồi hơn. Khi đó, áp lực trong mạch và huyết áp tâm thu tăng lên nhưng huyết áp tâm trương lại giảm xuống do độ đàn hồi mạch kém. Ngoài lão hóa, một số vấn đề sức khỏe/ bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc, gồm:

  • Xơ cứng động mạch
  • Cường giáp
  • Vấn đề ở tuyến cận giáp và tuyến yên
  • Bệnh thận 
  • U tủy thượng thận
  • Đái tháo đường
  • Bệnh van tim
  • Hẹp động mạch chủ
  • Viêm động mạch Takayasu
  • Béo phì
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Tác dụng phụ của một số thuốc

Bệnh nhân dưới 30 tuổi hoặc mắc tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ác tính cần được xác định nguyên nhân cụ thể để việc điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Giảm tính đàn hồi của mạch máu do xơ vữa, xơ cứng động mạch có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc?

Yếu tố nguy cơ chính của tăng huyết áp tâm thu đơn độc là tình trạng lão hóa và tuổi tác. Tuổi tác càng tăng, động mạch càng kém linh hoạt. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến là:

  • Nồng độ cholesterol trong cơ thể cao
  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Lối sống thụ động, ngồi nhiều
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) hơn 30
  • Hút thuốc lá, thuốc lào, vape
  • Tiêu thụ nhiều đồ chế biến sẵn, đồ hộp và/ hoặc thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo
  • Có người thân mắc bệnh tim mạch khi còn trẻ (nam trước 55 tuổi, nữ trước 65 tuổi)
  • Căng thẳng tâm lý kéo dài

Ngoài ra, tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ có xu hướng gặp phải ở nam giới, người có chỉ số khối cơ thể trên 30 và đã/ đang hút thuốc.

Huyết áp tâm thu tăng cao có nguy hiểm không?

Huyết áp tâm thu tăng cao trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Nếu không quản lý, kiểm soát tốt thì tăng huyết áp tâm thu đơn độc sẽ dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác như:

  • Phình mạch não
  • Suy tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Mất thị lực
  • Đau thắt ngực
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Rối loạn chức năng tình dục

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được chẩn đoán như thế nào?

Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh trong gia đình, chế độ ăn uống và các vấn đề mà bệnh nhân gặp phải. Để đưa ra được chẩn đoán tăng huyết áp tâm thu đơn độc, bác sĩ phải tiến hành kiểm tra huyết áp cho người bệnh khoảng 2 – 3 lần. Bệnh nhân được xác định bệnh khi kết quả đo huyết áp cho thấy huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg nhưng chỉ số còn lại vẫn dưới 90mmHg.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được yêu cầu làm thêm một vài xét nghiệm khác để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như:

  • Điện tâm đồ 
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol, triglyceride trong máu

Bệnh nhân được chẩn đoán càng sớm thì cơ hội kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng sẽ càng cao. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhé. 

Bài viết liên quan:

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được chẩn đoán bằng cách nào
Dựa trên trị số huyết áp đo được mà bác sĩ sẽ xác định phân độ tăng huyết áp.

Những cách giúp kiểm soát, điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Mục tiêu khi điều trị bệnh tăng huyết áp nói chung và tăng huyết áp tâm thu đơn độc nói riêng là phải đạt được mức huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Huyết áp tâm thu mục tiêu cần duy trì là dưới 140mmHg, có thể thấp hơn nữa nếu người bệnh kiểm soát được bệnh tốt. Tuy nhiên, trường hợp có nguy cơ tim mạch cao thì huyết áp tâm thu cần giữ mức dưới 130mmHg. 

Khi đã đạt mức huyết áp mục tiêu, người bệnh cũng không được lơ là mà vẫn phải tiếp tục duy trì phác đồ điều trị, đồng thời thường xuyên theo dõi để can thiệp khi cần. Lưu ý, điều trị tăng huyết áp tâm thu không được làm cho huyết áp tâm trương cũng giảm xuống vì có thể gây ra nhiều biến chứng khác.

Một số thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc ức chế men chuyển
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Thêm vào đó, việc thay đổi lối sống cũng giúp cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu. Những điều người bệnh cần chú ý thực hiện gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, giảm lượng muối tiêu thụ, ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều kali
  • Giảm các thức ăn chứa nhiều cholesterol và axit béo no
  • Giảm cân khi có chỉ định
  • Tăng cường hoạt động thể chất, ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vận động vừa phải
  • Ngừng uống rượu bia
  • Hạn chế stress, cần chú ý thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
  • Dừng hút thuốc
  • Tránh để bị lạnh đột ngột

Sau đó, người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ để đảm bảo việc điều trị và thay đổi lối sống đang cải thiện huyết áp theo mong muốn.

Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa tăng huyết áp?

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp tâm thu đơn độc, bạn có thể:

  • Quản lý tốt bệnh đái tháo đường và các vấn đề sức khoẻ khác như cholesterol cao
  • Tập thể dục mỗi ngày
  • Duy trì chỉ số khối cơ thể dưới mức 23
  • Tuyệt đối không hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc
  • Tránh ăn mặn, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ 

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là một bệnh lý mạn tính nên bạn sẽ cần phải điều trị, kiểm soát suốt đời. Tuy không thể chữa trị hoàn toàn nhưng bạn vẫn có khả năng kiểm soát huyết áp tốt bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc điều trị.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe
Bệnh tim mạch

Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn nhất định phải biết Các nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn nhất định phải biết
Bệnh tim mạch

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn nhất định phải biết

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?
Bệnh tim mạch

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK