Bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm sức khỏe

3 loại hình bảo hiểm thai sản dành cho người không đi làm

Nếu bạn có đi làm và tham gia bảo hiểm xã hội, khi mang thai, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi thai sản từ loại hình bảo hiểm này. Thế nhưng, với những phụ nữ không đi làm thì liệu có nhận được quyền lợi thai sản từ bảo hiểm xã hội của chồng? Đâu là loại hình bảo hiểm thai sản dành cho người không đi làm mà phụ nữ có thể tham gia?
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-08-10
Cập nhật ngày 2023-08-10
Nội dung chính
Những loại hình bảo hiểm có quyền lợi thai sản cho người không đi làmPhụ nữ không đi làm nên tham gia bảo hiểm nào khi dự định có con?Điều kiện để nhận được quyền lợi thai sản khi tham gia bảo hiểmPhụ nữ không đi làm nên mua bảo hiểm khi nào để nhận quyền lợi thai sản tốt nhất?
3 loại hình bảo hiểm thai sản dành cho người không đi làm

Trong bài viết này, Bowtie sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn kể trên. Đồng thời, Bảo hiểm Bowtie cũng chia sẻ với bạn thêm một số thông tin về các loại hình bảo hiểm có quyền lợi thai sản cho người không đi làm và điều kiện để nhận được quyền lợi thai sản khi tham gia các loại hình bảo hiểm này. Cùng theo dõi ngay bài viết, bạn nhé.

Những loại hình bảo hiểm có quyền lợi thai sản cho người không đi làm

Nếu không làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, bạn vẫn có thể nhận được quyền lợi thai sản từ việc bản thân hoặc chồng tham gia các loại hình bảo hiểm sau:

Bảo hiểm xã hội

Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người đi làm tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Khi tham gia, bạn sẽ nhận được các quyền lợi từ chế độ thai sản nếu mang thai và sinh con. Tuy nhiên, nếu không đi làm, bạn vẫn có thể nhận được các quyền lợi thai sản này nếu chồng có tham gia. Cụ thể, khi chồng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu người vợ mang thai, sinh con thì gia đình sẽ nhận được các quyền lợi như:

  • Nghỉ thai sản: Khi vợ sinh con, người chồng sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường, 7 ngày nếu vợ sinh mổ hoặc sinh non dưới 32 tuần. Trường hợp sinh đôi, người chồng sẽ được nghỉ 10 ngày (với sinh thường) hoặc 14 ngày (nếu sinh mổ), từ sinh ba trở lên thì cứ thêm một con được tăng thêm 3 ngày. Thời hạn xin nghỉ được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh con. 
  • Trợ cấp thai sản: Nếu vợ sinh con, gia đình sẽ được hưởng mức hưởng trợ cấp theo ngày. Mức hưởng chế độ thai sản 1 ngày sẽ bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Cụ thể, chồng bạn đóng bảo hiểm xã hội 10 triệu/tháng, nếu bạn sinh thường, chồng nghỉ 5 ngày thì gia đình sẽ nhận được mức trợ cấp là (10 triệu/24) x 5= 2.083.333 đồng. Bên cạnh đó, gia đình cũng sẽ nhận được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Chẳng hạn, nếu chồng bạn có mức lương cơ sở là 5 triệu thì số tiền trợ cấp thai sản gia đình bạn nhận được khi sinh 1 con là 10 triệu đồng.

Bảo hiểm y tế

Bên cạnh việc hưởng các quyền lợi thai sản từ bảo hiểm xã hội khi chồng tham gia, phụ nữ không đi làm cũng có thể nhận được các quyền lợi thai sản từ việc tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể, nếu tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ nhận được các quyền lợi như:

  • Được chi trả từ 80 – 100% chi phí sinh con nếu sinh con tại các cơ sở khám chữa bệnh đúng tuyến
  • Được chi trả từ 40 – 100% chi phí điều trị nội trú hoặc chi phí sinh con nếu sinh con tại các cơ sở khám chữa bệnh trái tuyến (tỷ lệ phần trăm chi trả sẽ tùy thuộc vào việc bệnh viện bạn sinh con thuộc tuyến nào, chẳng hạn như tuyến trung ương, tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện)

Bảo hiểm thai sản

Một loại hình bảo hiểm khác cũng cung cấp các quyền lợi thai sản cho người không đi làm đó là bảo hiểm thai sản thương mại do các công ty bảo hiểm cung cấp. Khi tham gia, các chương trình bảo hiểm này sẽ giúp bạn chi trả các chi phí như:

  • Chi phí sinh con, bao gồm cả sinh thường và sinh mổ
  • Chi phí điều trị biến chứng thai sản
  • Chi phí phòng và giường khi nằm viện
  • Chi phí kiểm tra định kỳ
  • Chi phí chăm sóc bé sau sinh

Tùy thuộc vào từng công ty, từng gói bảo hiểm mà quyền lợi cung cấp sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, quyền lợi bạn nhận được từ các gói bảo hiểm thai sản thương mại sẽ nhiều hơn so với các chương trình bảo hiểm của nhà nước. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội lựa chọn một cơ sở y tế phù hợp nhất để chào đón bé yêu chào đời.

Các loại bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
Nếu không đi làm, bạn vẫn nhận được quyền lợi thai sản từ bảo hiểm xã hội khi chồng tham gia.

Phụ nữ không đi làm nên tham gia bảo hiểm nào khi dự định có con?

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn không đi làm tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, khi dự định có con, bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại để nhận được quyền lợi thai sản nhằm “san sẻ” bớt gánh nặng tài chính về chi phí mang thai và sinh nở.

Thực tế, các chương trình bảo hiểm thai sản do các công ty bảo hiểm cung cấp sẽ yêu cầu bạn phải đóng một mức phí nhiều hơn so với các loại hình bảo hiểm của nhà nước. Tuy nhiên, bù lại, bạn sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn khi mang thai và sinh con. Do đó, nếu có điều kiện, bạn hãy tham gia cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại.

Trường hợp chồng bạn vẫn đi làm tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, bạn nên khuyến khích chồng đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ để bạn và gia đình nhận được trợ cấp thai sản từ loại hình bảo hiểm này nhé!

Điều kiện để nhận được quyền lợi thai sản khi tham gia bảo hiểm

Điều kiện để nhận được quyền lợi thai sản khi tham gia bảo hiểm là:

Bảo hiểm xã hội

Để nhận được quyền lợi thai sản từ việc chồng tham gia bảo hiểm xã hội, chồng của bạn sẽ cần tham gia từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi bạn sinh. Chỉ cần đạt được điều kiện này, gia đình bạn vẫn có thể nhận được quyền lợi từ chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. 

Bảo hiểm y tế

Đối với bảo hiểm y tế, để nhận được quyền lợi bảo hiểm thai sản, thẻ bảo hiểm y tế của bạn phải còn hạn sử dụng. Trường hợp bạn mới tham gia lần đầu thì thẻ sẽ có hiệu lực sau 30 ngày. Ngoài ra, khi đi sinh, bạn cũng sẽ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng các giấy tờ liên quan như căn cước công dân, sổ khám thai, hộ khẩu… để cơ sở y tế kiểm tra, đối chiếu. Ngoài ra, khi ra viện, bạn cũng sẽ cần thu thập các chứng từ liên quan để được thanh toán bảo hiểm.

Bảo hiểm thai sản thương mại

Đối với các chương trình bảo hiểm thai sản thương mại, tùy thuộc vào chính sách từng công ty mà điều kiện nhận bảo hiểm thai sản sẽ khác nhau. Thông thường, bạn sẽ nhận được quyền lợi thai sản nếu thời gian bạn mang thai, sinh con không nằm trong thời gian chờ của bảo hiểm thai sản. Ngoài ra, các chi phí phát sinh cũng cần nằm trong danh mục các chi phí được chi trả và không nằm trong điều khoản loại trừ được quy định tại hợp đồng bảo hiểm. Thêm vào đó, bạn cũng cần thu thập hết giấy tờ, chứng từ liên quan để được thanh toán chi phí y tế (trường hợp thanh toán trước, nhận bảo hiểm sau).

Điều kiện để nhận bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
Tham gia thêm bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản sẽ giúp phụ nữ không đi làm được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất về tài chính khi mang thai, sinh con.

Phụ nữ không đi làm nên mua bảo hiểm khi nào để nhận quyền lợi thai sản tốt nhất?

Nếu không đi làm, bạn và gia đình vẫn có thể hưởng trợ cấp thai sản từ việc tham gia bảo hiểm xã hội của chồng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đảm bảo chồng tham gia từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc tham gia cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại để được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất về tài chính khi mang thai, sinh con. Đối với bảo hiểm y tế, bạn có thể đăng ký tham gia theo hộ gia đình. Nếu tham gia lần đầu, bạn nên tham gia càng sớm càng tốt hoặc đăng ký trước ngày dự sinh từ 1 – 2 tháng để đảm bảo thẻ bảo hiểm y tế đã có hiệu lực vào thời điểm bạn sinh. 

Đối với các gói bảo hiểm thai sản thương mại, hiện hầu hết các gói bảo hiểm đều có một khoảng thời gian chờ từ 210 ngày đến 1 năm. Do đó, nếu có ý định tham gia, bạn nên mua trước khi mang thai khoảng 1 – 2 năm để đảm bảo nhận được đầy đủ các quyền lợi.

Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm thai sản dành cho người không đi làm mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn. Thực tế, người không đi làm vẫn có thể nhận được các quyền lợi thai sản từ việc chồng tham gia bảo hiểm xã hội hoặc bản thân mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại. Do đó, bạn nên khuyến khích chồng đóng bảo hiểm đầy đủ, đồng thời có thể cân nhắc đến việc tham gia thêm bảo hiểm y tế và bảo hiểm thai sản thương mại để được bảo vệ tốt nhất về tài chính khi mang thai, sinh con.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Nên mua bảo hiểm sức khỏe nào cho gia đình? 9 tiêu chí lựa chọn Nên mua bảo hiểm sức khỏe nào cho gia đình? 9 tiêu chí lựa chọn
Bảo hiểm sức khỏe

Nên mua bảo hiểm sức khỏe nào cho gia đình? 9 tiêu chí lựa chọn

8 gói bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên mà bạn có thể cân nhắc 8 gói bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên mà bạn có thể cân nhắc
Bảo hiểm sức khỏe

8 gói bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên mà bạn có thể cân nhắc

Bảo hiểm tai nạn hộ gia đình: Bảo vệ mọi thành viên trong nhà Bảo hiểm tai nạn hộ gia đình: Bảo vệ mọi thành viên trong nhà
Bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm tai nạn hộ gia đình: Bảo vệ mọi thành viên trong nhà

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK