Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Viên ngậm đau họng và tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả

Đau họng là một trong những tình trạng rất thường gặp, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi bạn bị cảm. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể sử dụng viên ngậm đau họng để làm dịu bớt cảm giác khó chịu, đau rát.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-06-09
Cập nhật ngày 2023-06-09
Nội dung chính
Nguyên nhân gây đau họng và tầm quan trọng của việc giảm đauViên ngậm đau họng - Sản phẩm giúp làm dịu cảm giác đau rát họng hiệu quảThành phần của viên ngậm đau họngCác loại viên ngậm đau họng phổ biến trên thị trườngNhững lưu ý khi sử dụng viên ngậm đau họng để đạt hiệu quả tốt nhất
Viên ngậm đau họng và tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả

Nếu bạn thường xuyên bị đau họng và đang tìm kiếm các phương pháp giảm đau, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bowtie. Trong bài viết này, Bowtie sẽ giới thiệu với bạn về viên ngậm đau họng, công dụng cũng như một số loại viên ngậm đau họng phổ biến trên thị trường hiện nay. Cùng theo dõi, bạn nhé!

Nguyên nhân gây đau họng và tầm quan trọng của việc giảm đau

Tình trạng đau họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, phổ biến nhất là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, độc hại từ môi trường bên ngoài. Không những vậy, không khí hanh khô, chế độ ăn uống kém lành mạnh, trào ngược dạ dày – thực quản… cũng có khả năng dẫn đến tình trạng này.

Thông thường, tình trạng đau họng không quá nghiêm trọng nhưng có thể khiến bạn đau đớn, khó chịu và từ đó gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống hằng ngày. Đối với những người làm công việc phải sử dụng giọng nói nhiều, tình trạng đau họng kéo dài sẽ gây cản trở công việc của họ.  

Với những ảnh hưởng trên, nhiều người cố gắng tìm cách để làm dịu cảm giác khó chịu khi bị đau họng. Một trong những cách mà bạn có thể áp dụng chính là sử dụng viên ngậm đau họng.

Viên ngậm đau họng - Sản phẩm giúp làm dịu cảm giác đau rát họng hiệu quả

Viên ngậm đau họng là những sản phẩm được sử dụng để giảm cảm giác đau rát, khó chịu ở họng cũng như kích thích quá trình làm lành các vết thương ở vị trí này. Trên thực tế, viên ngậm đau họng có thể là thuốc chứa các hoạt chất có tác dụng dược lý hoặc là các loại kẹo có thành phần giúp làm dịu cổ họng. Các loại viên ngậm khác nhau sẽ có thành phần và công dụng khác nhau.

Thành phần của viên ngậm đau họng

Thông thường, các thuốc giảm đau họng dạng viên ngậm sẽ chứa những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và gây tê bề mặt. Các hoạt chất này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn cũng như đem lại tác dụng giảm đau, làm dịu cảm giác đau rát họng. Một số hoạt chất bạn thường gặp trong các loại thuốc ngậm đau họng là:

  • Tyrothricin
  • Benzalkonium chloride
  • Bacitracine
  • Cetylpyridinium
  • Benzocaine

Trong khi đó, các loại kẹo ngậm đau họng trên thị trường hiện nay thường chứa nhiều thành phần thiên nhiên có nguồn gốc thảo dược. Các thành phần này có thể kể đến như tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế, tinh dầu gừng, mật ong, trần bì… Đây đều là các thành phần quen thuộc thường được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng làm ấm và giảm đau họng. Một số sản phẩm khác có chứa các chất như amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol… có khả năng kháng khuẩn và giúp làm dịu nhanh cảm giác đau rát ở họng.

Thành phần của viên ngậm đau họng
Các loại kẹo ngậm đau họng hiện nay thường có thành phần thảo dược như tinh dầu gừng, tinh dầu quế, mật ong…

Các loại viên ngậm đau họng phổ biến trên thị trường

Như đã đề cập, trên thị trường hiện nay có nhiều loại viên ngậm đau họng khác nhau. Chúng có thể là thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn hoặc kẹo ngậm đau họng. Theo đó, với các dạng thuốc ngậm đau họng kê đơn, chẳng hạn như Lysopaine, bạn cần có chỉ định của bác sĩ khi dùng. 

Với các thuốc ngậm đau họng không kê đơn, bạn có thể mua tại nhà thuốc mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng để tránh gây tác dụng phụ. Các thuốc ngậm đau họng không kê đơn mà bạn thường thấy trên thị trường là Dorithricin, Difflam, Tyrotab và Star Sore Throat.

Khác với thuốc giảm đau họng dạng viên ngậm, các loại kẹo ngậm đau họng thường đa dạng hơn. Một số cái tên quen thuộc mà bạn thường nghe nhắc đến là:

  • Kẹo ngậm đau họng thảo dược Eugica
  • Viên ngậm đau họng Bảo Thanh
  • Viên ngậm Prospan
  • Viên ngậm thảo dược Bezut
  • Kẹo ngậm đau họng Strepsils
  • Kẹo ngậm đau họng Ricola
  • Kẹo ngậm Hati – tux

Những lưu ý khi sử dụng viên ngậm đau họng để đạt hiệu quả tốt nhất

Viên ngậm đau họng mang lại tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm để giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng mà không gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Chọn viên ngậm đau họng phù hợp

Trước khi sử dụng viên ngậm đau họng, bạn nên đọc kỹ thông tin trên nhãn của sản phẩm và hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn loại viên ngậm đau họng phù hợp và an toàn. Đặc biệt, với các sản phẩm thuốc ngậm đau họng kê đơn, bạn không tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Một số viên ngậm không phù hợp với trẻ nhỏ hoặc những đối tượng nhất định. Vì vậy, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé.

Sử dụng viên ngậm đúng cách

Bạn chỉ nên ngậm một viên ngậm đau họng mỗi lần. Ngoài ra, bạn cũng cần ngậm từ từ viên ngậm trong miệng cho đến khi tan hết chứ không nên cắn hoặc nuốt. Điều này sẽ giúp các thành phần trong viên ngậm phát huy được hiệu quả tối đa. 

Không lạm dụng viên ngậm đau họng

Dù giúp làm dịu cảm giác đau họng nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn không nên lạm dụng viên ngậm đau họng. Theo đó, mỗi nhà sản xuất thường sẽ có khuyến nghị về số lượng viên ngậm tối đa mà bạn có thể sử dụng mỗi ngày cũng như khoảng cách giữa mỗi lần ngậm. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng nhé. 

Ngừng sử dụng nếu gặp phải tác dụng phụ hoặc bị dị ứng

Dù là thuốc hay kẹo thì viên ngậm đau họng vẫn có khả năng gây ra một số tác dụng không mong muốn, đặc biệt đối với những đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của viên ngậm. Nếu gặp phải tác dụng phụ của viên ngậm hoặc bị dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng. Đặc biệt, với các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ này để bác sĩ xem bạn có cần phải thay đổi thuốc hay không. 

Kết hợp viên ngậm đau họng với các biện pháp khác

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc giảm đau họng, bạn nên kết hợp sử dụng viên ngậm với các biện pháp khác. Các biện pháp này có thể kể đến như:

  • Bổ sung đủ nước
  • Súc họng bằng nước muối
  • Uống các loại trà thảo mộc ấm hoặc dùng súp, cháo nóng
  • Tắm nước ấm
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ

Viên ngậm đau họng là một giải pháp hiệu quả để giảm cảm giác đau rát và khó chịu ở họng. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ thông tin trên hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến ​​bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng các sản phẩm này nhé. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Trái quýt chứa bao nhiêu calo? Ăn quýt có giảm cân không? Trái quýt chứa bao nhiêu calo? Ăn quýt có giảm cân không?
Kiến thức sức khỏe

Trái quýt chứa bao nhiêu calo? Ăn quýt có giảm cân không?

100g táo ta có bao nhiêu calo? Ăn táo ta nhiều có tốt không? 100g táo ta có bao nhiêu calo? Ăn táo ta nhiều có tốt không?
Kiến thức sức khỏe

100g táo ta có bao nhiêu calo? Ăn táo ta nhiều có tốt không?

Bưởi chứa bao nhiêu calo? Ăn bưởi có thật sự giảm cân như lời đồn? Bưởi chứa bao nhiêu calo? Ăn bưởi có thật sự giảm cân như lời đồn?
Kiến thức sức khỏe

Bưởi chứa bao nhiêu calo? Ăn bưởi có thật sự giảm cân như lời đồn?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK