Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Chuối sứ chứa bao nhiêu calo? 10 điểm "tốt" của chuối sứ

Chuối sứ hay chuối xiêm, chuối hương là loại chuối được rất nhiều người yêu thích vì dẻo thơm và có vị ngọt. Tuy nhiên, cũng vì lý do này mà một số người lo ngại không biết chuối sứ chứa bao nhiêu calo, có nhiều hơn chuối thường hay không. Theo đó, lượng calo trong chuối sứ sẽ cao hơn chuối thường một chút nhưng không quá đáng kể.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-08-24
Cập nhật ngày 2023-08-24
Nội dung chính
Chuối sứ bao nhiêu calo?Ăn chuối sứ có mập không?Ăn chuối sứ nhiều có tốt không? 10 điểm "tốt" của chuối sứMách bạn cách giảm cân với chuối sứ
Chuối sứ chứa bao nhiêu calo? 10 điểm

Để tìm hiểu chính xác chuối sứ chứa bao nhiêu calo cũng như ăn chuối sứ có mập không, mời bạn hãy cùng Bowtie tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây. Với các thông tin trong bài viết này, bạn không chỉ biết được lượng calo trong chuối sứ mà còn hiểu thêm những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại trái cây này.

Chuối sứ bao nhiêu calo?

Nếu những thắc mắc như 100g chuối sứ chứa bao nhiêu calo, 1 quả chuối sứ bao nhiêu calo… đang “đeo bám” bạn thì hãy cùng Bowtie giải đáp các câu hỏi này ngay.

100g chuối sứ bao nhiêu calo?

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, 100g chuối thường có chứa khoảng 89 calo. Tuy nhiên, chuối sứ có vị ngọt hơn nên lượng calo cũng sẽ nhỉnh hơn đôi chút. Trung bình, 100g chuối sứ sẽ chứa khoảng 90 – 100 calo. Lượng calo cụ thể sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào dòng chuối, nơi trồng và độ chín của chuối.

Ngoài cung cấp năng lượng, chuối sứ còn mang đến cho bạn vô vàn các dưỡng chất thiết yếu. Theo đó, trong 100g chuối sứ có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Carbohydrate: 23 – 26g
  • Protein: 1 – 1,3g
  • Chất xơ: 2,6 – 2,8g
  • Chất béo: 0,2 – 0,3g
  • Kali: 300 – 350mg
  • Vitamin C: 8 – 10mg
  • Vitamin B6: 0,3 – 0,4mg
  • Magiê: 27 – 30mg

Một trái chuối sứ bao nhiêu calo?

Một trái chuối sứ có trọng lượng trung bình khoảng 60 – 120g. Vì vậy, lượng calo trong một trái chuối sứ cũng sẽ dao động tương ứng. Theo tính toán, một trái chuối sứ trung bình chứa khoảng 54 – 120 calo. 

100g chuối sứ luộc bao nhiêu calo?

Chuối sứ luộc thường có lượng calo thấp hơn so với chuối sứ tươi. Theo thống kê, 100g chuối sứ luộc chứa khoảng 60 – 75 calo. Tuy nhiên, tương tự như chuối sứ tươi, lượng calo trong chuối luộc sẽ thay đổi tùy thuộc vào dòng chuối, nơi trồng, độ chín của chuối cũng như cách luộc và thời gian luộc.

Tìm hiểu thêm về lượng calo của các loại trái cây khác:

Ăn chuối sứ có mập không?

Sau khi tìm hiểu chuối sứ chứa bao nhiêu calo, nhiều người cảm thấy lo lắng vì lượng calo trong chuối sứ cao hơn khá nhiều so với những loại trái cây khác. Tuy nhiên, lượng calo này lại tương đối thấp nếu so sánh với các nhóm thực phẩm như cơm, thịt, trứng, cá… Vì vậy, nếu biết tính toán tổng calo tiêu thụ, ăn chuối sứ với lượng vừa phải cũng như thay thế chuối cho các nhóm thực phẩm chứa nhiều calo hơn kể trên thì việc ăn chuối không gây mập mà còn có thể hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn. 

Trên thực tế, chuối là loại thực phẩm góp mặt trong nhiều thực đơn ăn uống giảm cân. Điều này không chỉ vì chúng chứa ít calo hơn các loại thực phẩm khác mà còn nhờ hàm lượng chất béo thấp và hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào. Chất xơ trong chuối sứ có khả năng làm bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế việc ăn quá nhiều. Điều này có nghĩa là với cùng một khối lượng, nếu ăn chuối sứ, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và ít phải ăn thêm. 

Tuy nhiên, để không gây mập và hỗ trợ quá trình giảm cân, bạn cần bổ sung chuối sứ vào chế độ ăn uống với một lượng vừa đủ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được tổng lượng calo nạp vào cơ thể để không vượt quá tổng lượng calo đốt cháy mỗi ngày.

Chuối sứ chứa bao nhiêu calo? Ăn chuối sứ có mập không?
Ăn chuối với một lượng vừa phải, cân bằng thì sẽ không gây mập.

Ăn chuối sứ nhiều có tốt không? 10 điểm "tốt" của chuối sứ

Sau khi biết chuối sứ chứa bao nhiêu calo cũng như có gây mập không, mời bạn hãy cùng Bowtie tìm hiểu tiếp về việc ăn chuối sứ nhiều có tốt không. Trên thực tế, chuối sứ được xếp vào nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cần bổ sung thường xuyên. Vậy ăn chuối sứ có tác dụng gì? Dưới đây là 10 điểm “tốt” của chuối sứ:

1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Một trong những điểm tốt đầu tiên của chuối sứ chính là tốt cho tiêu hóa. Lợi ích này đến từ thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là pectin. Đây là một loại chất xơ có cả trong chuối chín và chưa chín, có khả năng làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. 

Ngoài ra, chất xơ trong chuối sứ còn hoạt động như các prebiotic giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Những chất xơ này cũng được lên men bởi các lợi khuẩn đường ruột để tạo thành butyrate, một loại axit béo chuỗi ngắn có khả năng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.

2. Tốt cho tim mạch

Chuối sứ có chứa kali, một khoáng chất quan trọng góp phần điều hòa nhịp tim và huyết áp, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển một số vấn đề tim mạch nhất định. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều flavonoid có khả năng chống oxy hóa. Các hợp chất này cũng góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Tốt cho da

Chuối sứ chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất kháng khuẩn. Các hợp chất này sẽ giúp bảo vệ da khỏi tổn thương và giảm tình trạng viêm nhiễm trên da. Ngoài ra, các thành phần trong chuối cũng giúp nuôi dưỡng, cấp ẩm và duy trì độ đàn hồi của da. Nhiều người nhận thấy, việc ăn chuối thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp, trẻ trung hơn.

4. Tốt cho sức khỏe của thận

Với hàm lượng natri thấp và hàm lượng kali cao, việc ăn chuối sứ giúp duy trì sự cân bằng nước và hỗ trợ chức năng của thận. Một nghiên cứu trên 5000 người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn đầu cho thấy, việc bổ sung kali sẽ làm giảm huyết áp và làm chậm sự tiến triển của bệnh. 

5. Tốt cho mắt

Chuối rất giàu vitamin A, vitamin E, lutein và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe mắt. Lutein là dưỡng chất có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

6. Tốt cho xương

Mặc dù không chứa nhiều canxi nhưng chuối lại giúp duy trì sức khỏe của xương nhờ thành phần fructooligosaccharides. Hợp chất này tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể, nhờ đó giúp xương chắc khỏe hơn.

Chuối sứ cũng giàu magiê và kali tốt cho xương. Magiê sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi, đồng thời tham gia vào quá trình hình thành xương. Trong khi đó, kali lại giúp duy trì cân bằng acid – base trong cơ thể, ngăn ngừa sự mất canxi từ xương và giảm nguy cơ loãng xương.

7. Tốt cho răng

Chuối sứ chứa một lượng tương đối lớn chất xơ và các chất khoáng quan trọng như kali và magiê. Chất xơ trong chuối sứ có khả năng làm sạch răng và giảm nguy cơ hình thành mảng bám cũng như sâu răng. Ngoài ra, kali và magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng acid trong miệng, giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự phá hủy men răng.

Chuối sứ chứa bao nhiêu calo? Ăn chuối sứ nhiều có tốt không?
Ăn chuối sứ giúp làm sạch răng và giảm nguy cơ hình thành mảng bám trên răng.

8. Tốt cho bệnh nhân trầm cảm

Chuối sứ chứa tryptophan, một loại axit amin giúp tạo serotonin – chất dẫn truyền trong não có tác dụng làm tăng tâm trạng và giảm triệu chứng trầm cảm. Việc ăn nhiều chuối sứ sẽ giúp tăng lượng serotonin trong cơ thể, từ đó tốt cho bệnh nhân trầm cảm.

9. Tốt cho người bệnh đái tháo đường

Chuối sứ là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Nghĩa là khi ăn chuối sứ, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng từ từ chứ không tăng nhanh, vì vậy không gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, chuối sứ cũng giàu chất xơ hòa tan có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm ăn nhờ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Vì những lợi ích này, dù chứa lượng carbohydrate tương đối cao nhưng chuối lại không làm tăng nhanh lượng đường trong máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường.

10. Tốt cho người bị thiếu máu

Do hàm lượng folate trong chuối sứ khá cao nên loại trái cây này rất tốt cho người bị thiếu máu. Folate giúp hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và các tế bào máu mới. Ngoài ra, folate còn cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Không chỉ vậy, lượng sắt tự nhiên trong chuối sứ cũng sẽ hỗ trợ quá trình tạo máu ở người bị thiếu máu.

Mách bạn cách giảm cân với chuối sứ

Chuối sứ có thể được bổ sung như một phần trong chế độ giảm cân. Tuy nhiên, để quá trình giảm cân mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn những cách ăn hoặc chế biến chuối sứ lành mạnh, ít gây béo hoặc ít làm tăng thêm lượng calo cho món ăn. Dưới đây là một số cách giảm cân với chuối sứ mà bạn có thể tham khảo:

  • Ăn chuối tươi: Không cần chế biến cầu kỳ, việc ăn chuối tươi vốn đã tốt cho sức khỏe, giúp giữ lại được tối đa hàm lượng dinh dưỡng của chuối. Nếu muốn giảm cân, bạn hãy ăn chuối sứ thay cho các loại thức ăn vặt không tốt cho sức khỏe như bánh ngọt, kẹo, sô-cô-la… 
  • Chuối sứ luộc: Luộc là một trong những cách lành mạnh nhất để chế biến chuối sứ. Dù có thể gây thất thoát dưỡng chất nhưng phương pháp này không làm tăng hàm lượng calo cũng như chất béo trong chuối. Bạn có thể ăn chuối luộc như một món tráng miệng hoặc ăn trong bữa phụ.
  • Sinh tố chuối: Dùng chuối làm sinh tố cũng là một cách giảm cân với chuối sứ mà bạn có thể cân nhắc. Để không khiến lượng calo trong sinh tố chuối tăng quá cao, bạn nên xay chuối với một ít nước hoặc sữa tươi không đường. 
  • Chuối kết hợp với sữa chua: Kết hợp chuối sứ với sữa chua không đường là một cách giúp bạn bổ sung protein và chất xơ cho cơ thể mà lại không gây tăng cân. 

Việc hiểu rõ chuối sứ chứa bao nhiêu calo sẽ giúp bạn tính toán được tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày để giảm cân hiệu quả. Bạn cần nhớ rằng, dù là bất kỳ loại thực phẩm nào thì bạn cũng nên ăn với lượng vừa phải, cân bằng thì mới có thể kiểm soát cân nặng và giảm cân được.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Đến tháng đau bụng: Áp dụng ngay các mẹo giảm đau bụng dưới đây! Đến tháng đau bụng: Áp dụng ngay các mẹo giảm đau bụng dưới đây!
Kiến thức sức khỏe

Đến tháng đau bụng: Áp dụng ngay các mẹo giảm đau bụng dưới đây!

Đau họng và sổ mũi cùng lúc là bệnh gì? Cách xử lý và phòng tránh Đau họng và sổ mũi cùng lúc là bệnh gì? Cách xử lý và phòng tránh
Kiến thức sức khỏe

Đau họng và sổ mũi cùng lúc là bệnh gì? Cách xử lý và phòng tránh

Mức alkaline phosphatase (ALP) có ý nghĩa gì? Cách giảm mức ALP Mức alkaline phosphatase (ALP) có ý nghĩa gì? Cách giảm mức ALP
Kiến thức sức khỏe

Mức alkaline phosphatase (ALP) có ý nghĩa gì? Cách giảm mức ALP

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK